Ảnh minh họa. |
Theo Bộ GD&ĐT, việc để Bộ LĐ-TB&XH quản lý dạy nghề đã gây chồng chéo, lãng phí, thiệt thòi cho người học và không giống ai. Như ở một số trường đại học do Bộ GD&ĐT quản lý nhà nước, tổ chức đào tạo nghề với quy mô lớn lên đến 7.000 học viên, nhưng lại do ngành lao động quản lý chỉ tiêu.
Tuy nhiên, tại Hội thảo Nâng cao chất lượng dạy nghề do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức chiều 24/6, Bộ LĐ-TB&XH lại đưa ra các số liệu cho thấy, những giai đoạn ngành dạy nghề thuộc Bộ GD&ĐT quản lý, lĩnh vực này đều… tụt lùi.
Theo đó, ngành dạy nghề ra đời từ năm 1961, trong 17 năm đầu thuộc Bộ Lao động (khi đó) cả nước có 159 trường, đào tạo 48.000 học viên. Giai đoạn 1987-1998, lĩnh vực dạy nghề thuộc Bộ GD&ĐT quản lý, cả nước chỉ còn 129 trường và đào tạo 55.000 học viên hệ dài hạn. Từ năm 1998 tới nay, đào tạo nghề được chuyển về Bộ LĐ-TB&XH quản lý, tới hết tháng 4/2016, cả nước có 1.465 cơ sở dạy nghề, tuyển sinh được 282.000 học viên.
Thứ trưởng LĐ-TB&XH Đào Hồng Lan cho rằng, Chính phủ thấy việc quản lý dạy nghề ở cơ quan nào giúp góp phần phát triển thị trường lao động, phát triển kinh tế xã hội của đất nước sẽ quyết định.
Hiện Chính phủ đang triển khai Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tới năm 2020, với tổng kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước (chưa kể các nguồn khác) là 25.980 tỷ đồng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.