Theo đó, một sân bay mới với tên gọi tạm thời là “sân bay Nội Bài 2” sẽ được tính toán xây dựng nằm đối diện sân bay Nội Bài hiện nay. Dự kiến diện tích sân bay mới là 720 ha thuộc 3 xã Phú Minh, Phú Cường, Mai Đình, huyện Sóc Sơn.
Chi phí giải phóng mặt bằng, đền bù và xây dựng khu tái định cư cho người dân dự kiến khoảng 2 tỷ USD, theo thời giá năm 2015. Chi phí xây dựng các hạng mục chính của sân bay Nội Bài 2 bao gồm đường lăn, sân đỗ, khu nhà ga, đèn chiếu sáng…là khoảng 78.000 tỷ đồng và sẽ thực hiện theo hình thức xã hội hóa.
Theo lãnh đạo Cục Hàng không, sân bay Nội Bài hiện có công suất thiết kế 25 triệu hành khách mỗi năm. Với sức tăng trưởng đạt 22% trong năm 2015 thì chỉ thêm vài năm nữa, Nội Bài sẽ “vỡ trận” và quá tải như sân bay Tân Sơn Nhất hiện tại. Do đó, kế hoạch mở rộng, nâng công suất của sân bay này là việc cấp bách.
Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2016, con số hành khách thông quan đã lên đến 63 triệu người, tăng khoảng 31%. Cùng với đó, rất nhiều các hãng hàng không cũng đang có kế hoạch mua thêm máy bay mới để đáp ứng nhu cầu phát triển.
“Việc lĩnh vực hàng không liên tục tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây đã tạo ra một áp lực rất lớn đối với cơ sở hạ tầng của các sân bay”, ông Thanh nói.
Tuy nhiên, theo ông Thanh, để nâng công suất của Nội Bài thêm 25 triệu hành khách mỗi năm nữa thì đây sẽ là “dự án Long Thành thứ hai” và việc triển khai sẽ khó khăn hơn dự án xây dựng sân bay Long Thành.
Bởi quỹ đất theo quy hoạch phải mở rộng xuống phía nam mới bảo đảm được đường cất hạ cánh độc lập nhưng mật độ dân cư khu vực này rất dày đặc nên việc giải phóng mặt bằng sẽ rất khó khăn.
Hiện Cục Hàng không Việt Nam đang tiến hành lấy ý kiến các bộ ngành và thành phố Hà Nội về việc xây dựng này trước khi trình xin ý kiến Chính phủ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.