Các chuyên gia bàn về Dự thảo (Ảnh: HN) |
Điểm đáng lưu ý, Hiệp hội đề xuất nếu có thể nên bố trí lại khung giáo dục Phổ thông là 5+5+2 (Tiểu học: 5 năm, Trung học cơ sở: 5 năm, Trung học phổ thông: 2 năm) thay cho khung 5+4+3 hiện nay.
Theo thông lệ quốc tế hiện nay, chương trình giáo dục cơ bản cần 10 năm. Vì vậy Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam đề nghị nếu có thể nên bố trí lại khung giáo dục Phổ thông là 5+5+2 (Tiểu học: 5 năm, Trung học cơ sở: 5 năm, Trung học phổ thông: 2 năm) thay cho khung 5+4+3 hiện nay.
Như vậy Bậc Trung học cơ sở có thêm thời gian để hoàn thành kiến thức phổ thông cơ bản cho người học. Bậc Trung học phổ thông sẽ thực hiện nhiệm vụ phân luồng cho người học triệt để hơn.
Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người Việt Nam đề xuất hoạt động trải nghiệm sáng tạo nên được hiểu là phương pháp “học qua trải nghiệm” và cần được đưa vào như một phần của hoạt động giáo dục môn học chứ không nên đưa vào như một môn học riêng biệt.
Hiệp hội đề xuất cần bổ sung thời lượng dạy ngôn ngữ mẹ đẻ cho người dân tộc thiểu số và Ngôn ngữ ký hiệu cho người điếc. Thời lượng dự kiến dành cho nội dung giáo dục của địa phương cùng với môn tiếng dân tộc thiểu số chỉ khoảng 5% tổng thời lượng chương trình là quá ít.
Ngoài tiếng dân tộc, dự thảo chưa đề cập đến ngôn ngữ đặc thù của các đối tượng người khuyết tật như Ngôn ngữ ký hiệu của người điếc, chữ Braille của người mù, để tất cả mọi người đều có thể tiếp cận chương trình giáo dục một cách bình đẳng.
Một vấn đề nữa là quá trình hướng nghiệp cần được tiến hành sớm hơn và cân nhắc lại vị trí của lớp 10. Theo Dự thảo hiện nay, lớp 10 là lớp định hướng nghề nghiệp như vậy sẽ là muộn. Nói cho đúng thì việc định hướng này là một quá trình đã được tiến hành suốt các bậc học từ tiểu học đến Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.