Bom nguyên tử đến nay vẫn là một trong những vũ khí hủy diệt kinh khủng nhất của con người. Sức công phá của bom nguyên tử mạnh đến đâu, chắc chỉ cần nhìn vào 2 sự kiện chấn động tại Hiroshima và Nagasaki năm 1945 là đủ hiểu.
Tạm bỏ qua vấn đề mạnh yếu đã. Chắc các bạn cũng chẳng lạ gì hiện tượng xảy ra khi một quả bom nguyên tử được kích nổ. Một cột khói khổng lồ hình cây nấm sẽ xuất hiện, kèm theo là nguồn nhiệt khổng lồ, tàn phá mọi vật xung quanh nó.
Nhưng đó là khi bom nổ trên mặt đất. Vậy nếu một quả bom nguyên tử được kích hoạt dưới lòng đất thì điều gì sẽ xảy ra, bạn có đoán được không? Bức hình bên dưới chính là câu trả lời cho bạn.
Có thể thấy cây cối, bùn đất tại khu vực bom nổ bị hút chìm xuống đất khi quả bom bị kích nổ. Nguyên nhân cũng vì mặt đất bị sức ép của vụ nổ làm cho sụp xuống, và đến khi nén đến cực điểm sau vài giây, bụi và đất cát bắt đầu bắn ngược trở lại không trung.
Hình ảnh được cho là bản ghi lại một trong những cuộc thử nghiệm tại Cơ sở thử nghiệm Nevada (Nevada Test Site) - nơi đã từng thực hiện tới 828 vụ nổ bom nguyên tử trong lòng đất.
Khu vực này được chọn để thử nghiệm hạt nhân từ 1/11/1951 vì địa hình hoang vu hẻo lánh: gồm 3500 km2 sa mạc và đồi núi. Trong đó, vụ nổ đầu tiên được thực hiện vào ngày 27/1/1951, bằng một quả bom có đương lượng nổ 1 kiloton.
Giờ hãy quay trở lại với quả bom. Theo các chuyên gia, bom nổ trong lòng đất tùy theo độ sâu của bom sẽ có những hiệu ứng khác nhau.
Nếu chôn nông, vết nứt trên mặt đất khi nổ sẽ sâu và rộng hơn rất nhiều. Nguyên nhân là vì mặt đất phía trên bị nén đã khiến nguồn năng lượng đảo ngược chiều, gia tăng lực ép lên vùng đất bên dưới. Nhưng cùng lúc đó, tầng đất trên cùng lại chịu một lực hướng lên trên và toả ra do khí gas từ trái bom, để rồi một cái hố rất to sẽ được hình thành.
Nhưng nếu chôn sâu hơn, hố tạo thành sẽ rất nhỏ, vì có quá ít vật chất được giải phóng. Nếu chôn đủ sâu, thậm chí ta chỉ thấy mặt đất sụp đổ mà không có một chút bụi đất nào được giải phóng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.