Dốc sức hoàn thành nhiệm vụ trong năm mới

Tác giả: Nhóm PV

saosaosaosaosao
Bạn đọc 15/01/2020 06:31

Nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn, các lĩnh vực của ngành GTVT đã chủ động, tích cực xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động để bước sang năm 2020 sẵn sàng cho nhiệm vụ mới.

 

huyen

Ông Nguyễn Văn Huyện -Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN

"Luật Giao thông đường bộ sửa đổi đảm bảo tính kế thừa và phát triển"

Luật Giao thông đường bộ sửa đổi sẽ đảm bảo các quan điểm: phù hợp với Hiến pháp năm 2013, các luật mới ban hành đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, đảm bảo tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Luật sẽ đảm bảo tính kế thừa, tiếp tục phát triển và hoàn thiện những quy định pháp luật về GTVT đường bộ, phù hợp với thực tế, có tác động tích cực tới sự phát triển GTVT đường bộ, đồng thời sửa đổi, bổ sung những quy định phát sinh và hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Luật sửa đổi sẽ tạo cơ chế hoạt động tối đa mọi nguồn lực nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, làm cơ sở kết cấu lại các phương tiện GTVT; nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an toàn vận tải đường bộ tạo nên thị trường vận tải có cơ cấu hợp lý, hiệu quả và cạnh tranh; nâng cao năng lực hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vận tải đường bộ, cơ cấu lại thị trường vận tải trong lĩnh vực đường bộ; 

Luật Giao thông đường bộ sửa đổi cũng cho thấy một số điểm đáng lưu ý như: nâng lên thành Luật một số quy định trong văn bản QPPL hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ 2008 đã ổn định và phù hợp với thực tế; cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các thành phần kinh tế trong môi trường kinh doanh thông thoáng, bình đẳng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức giao thông, kinh doanh vận tải đường bộ; quản lý kết cấu hạ tầng, quản lý hoạt động vận tải, điều hành, giám sát, xử lý vi phạm.

xuan sang

Ông Nguyễn Xuân Sang- Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam

"Tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực hàng hải"

Để phát triển kinh tế biển thì vai trò của ngành Hàng hải, trong đó có vận tải biển là hết sức quan trọng, cụ thể là ở nguồn nhân lực. Để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam đã tiếp tục duy trì bảo đảm cấp và cấp lại các loại giấy tờ cho tàu biển, thuyền viên kịp thời, chính xác theo quy định, đồng thời tiến tới giảm bớt các giấy tờ thuyền viên phải nộp khi thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.

Đối với những bất cập trong giải quyết chính sách cho thuyền viên, Cục Hàng hải Việt Nam tiếp tục có kiến nghị Bộ GTVT và các bộ, ngành để giải quyết từng bước. Cụ thể từ năm 2015, Nhà nước đã có chính sách miễn thuế thu nhập cá nhân cho thuyền viên làm việc trên các hãng tàu nước ngoài và trên tàu Việt Nam chạy tuyến nước ngoài, tuy nhiên thuyền viên chạy tàu tuyến trong nước lại chưa được hưởng ưu đãi này.Nhằm khuyến khích các thuyền viên gắn bó lâu dài với nghề hơn, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ tiếp tục đề xuất các cấp chức năng giảm thuế thu nhập cá nhân xuống 0% đối với tiền lương (cả tiền công, phụ cấp) của sỹ quan, thuyền viên.

Đối với các cơ sở đào tạo, Cục Hàng hải Việt Nam sẽ đứng ra kết nối giữa các trường đại học, cao đẳng đào tạo thuyền viên với các doanh nghiệp vận tải biển để làm sao hướng tới nhu cầu đào tạo và sử dụng nhịp nhàng. Để phát triển nguồn nhân lực ngành Hàng hải trong thời gian tới, Cục Hàng hải Việt Nam kiến nghị Nhà nước cần tăng cường đầu tư cho các cơ sở đào tạo đủ mạnh về lượng và chất để đảm đương trọng trách cung cấp nhân lực cho đội tàu biển quốc gia, đồng thời có các chính sách ngoại giao để mở rộng hợp tác quốc tế với các quốc gia có ngành Hàng hải phát triển mạnh, từ đó tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ trong khâu đào tạo và sử dụng thuyền viên.

dinh viet thang1

Ông Đinh Việt ThắngCục trưởng Cục Hàng không Việt Nam

"Phải đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh"

Tăng trưởng của ngành Hàng không Việt Nam thời gian qua không có gì ngạc nhiên mà nó đồng hành với nền kinh tế của đất nước. Trong quá trình tăng trưởng vừa qua, thị trường hàng không hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của quản lý nhà nước, tạo ra một thị trường lành mạnh, có sự cạnh tranh, mang lại nhiều lợi ích cho hành khách cả về cơ hội đi lại, giá vé, chất lượng dịch vụ. Đi đôi với tăng trưởng, công tác đảm bảo an ninh an toàn được giữ vững, theo đó hàng không Việt Nam đang bước sang năm thứ 24 an toàn tuyệt đối.

Việc ra đời hãng hàng không mới là rất tốt, thị trường hàng không Việt Nam có điều kiện phát triển. Rõ ràng, tiềm năng của thị trường còn rất lớn. Tuy nhiên, các hãng mới cũng phải chấp nhận khai thác các slot còn trống, các đường bay chưa có hãng khai thác và chờ đợi cơ hội khi các sân bay lớn hiện nay tăng năng lực. Các hãng hàng không mới muốn phát triển bền vững thì phải đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh.

Ong Bui Thien Thu

Ông Bùi Thiên Thu - Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

"Ngành Đường thủy nội địa sẽ đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ" 

Xin cam kết rằng, lĩnh vực đường thủy nội địa sẽ đoàn kết nội bộ, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, tạo sự ổn định, phát triển trong năm 2020. Trước mắt, Cục sẽ triển khai ngay công tác xây dựng Đảng, cải tổ bộ máy. 

Bên cạnh đó, Cục sẽ chú trọng tới vấn đề mang tính “cốt lõi” giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước như: công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật và chiến lược, quy hoạch các đề án, trong đó việc đẩy mạnh nghiên cứu dự thảo Nghị định về quản lý đường thủy nội địa là rất quan trọng.

Đường thủy nội địa cần phải đẩy mạnh kết nối vận tải đa phương thức; đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng cơ bản theo hướng quy hoạch đồng bộ các tuyến chính, phục vụ hiệu quả cho hoạt động vận tải, nhất là vận tải ven biển bằng tàu SB, tàu container. Ngoài ra, vấn đề về phân cấp cũng cần phải được thực hiện mạnh hơn nữa từ Cục đến chi cục, cảng vụ, địa phương...

Ông Vu Anh Minh

Ông Vũ Anh MinhChủ tịch HĐTV - Tổng công tyĐường sắt Việt Nam

"Cơ chế đầu tư hạ tầng đường sắt đang rất vướng"

Hiện cơ chế đầu tư hạ tầng đường sắt đang rất vướng. Ngay cả đối với các nhà ga, phần hạ tầng không liên quan trực tiếp đến chạy tàu mà chủ yếu là dịch vụ, phục vụ vận tải như kho bãi... cũng chưa có cơ chế đầu tư ngoài Nhà nước. Ví dụ, đối với hàng không, đường cất/hạ cánh của Nhà nước, còn nhà ga sân đỗ là phần dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với hàng hải, luồng tàu, đèn biển của Nhà nước, cảng biển dịch vụ là của doanh nghiệp. Nhưng với đường sắt, cả kết cấu hạ tầng liên quan đến chạy tàu, nhà ga kho bãi đều của Nhà nước.

“Dù Luật Đường sắt 2017 đã “cởi mở”, cho phép kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp và văn phòng cho thuê tại các khu ga nhưng cho ai kinh doanh, có thể kinh doanh được không thì lại phụ thuộc vào quyền kinh doanh. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam được giao toàn bộ việc quản lý, khai thác tài sản này nhưng lại không phải tài sản, vốn của Tổng công ty nên cũng không thể tự đầu tư được

Ý kiến của bạn

Bình luận