Trong thời gian thử thách, nếu nhà thầu nào không đáp ứng được yêu cầu sẽ bị thay thế ngay.
Đối với 12 nhà ga của Dự án đường sắt đô thi Cát Linh-Hà Đông trước khi thi công trở lại, phải thành lập 12 tổ giám sát, trong đó mỗi Tổ giám sát một ga và có sự tham gia của các đơn vị Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải (chủ trì), Ban Quản lý dự án đường sắt, Tổng công ty tư vấn Giao thông vận tải (TEDI) và Tổng thầu EPC).
Thành viên của Tổ giám sát phải có chuyên môn phù hợp, kinh nghiệm và trình độ tối thiểu thạc sỹ trở lên.
Đến ngày 25/1, Tổ giám sát phải có đánh giá, kết luận báo và cáo Bộ Giao thông Vận tải về tình hình triển khai thực hiện 12 nhà ga này.
Đặc biệt, Trưởng mỗi nhóm chuyên môn (kỹ thuật, an toàn giao thông…) của Tổng thầu phía Trung Quốc phải thiết lập số điện thoại và có phiên dịch người Việt Nam để các cơ quan chức năng có thể liên hệ, kiểm tra bất cứ lúc nào.
Đánh giá về dự án Đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho biết trong thời gia qua, khi thi công Dự án đã xảy ra nhiều sự cố có liên quan trực tiếp đến Nhà thầu chính (Tổng thầu) của Trung Quốc và Bộ Giao thông Vận tải đã kiên quyết kiểm điểm, xử lý các cá nhân, đơn vị có liên quan.
Để đảm bảo an toàn lao động, chất lượng, tiến độ dự án, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu phía nhà thầu Trung Quốc thay Giám đốc điều hành và nhiều vị trí quan trong khác của dự án; phải sử dụng đơn vị tư vấn giám sát thi công của Việt Nam là Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải để phối hợp cùng giám sát trong quá trình triển khai thi công tại hiện trường.
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường giao Ban Quản lý dự án Đường sắt tiếp tục rà soát lại toàn bộ các nhà thầu của Dự án để chuẩn bị cho thi công trở lại sau khi xảy ra sự cố sập đà giáo vừa qua.
TTXVN
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.