Tàu maglev trên đường chạy thử của Công ty Đường sắt miền Trung Nhật Bản (JR Tokai). Con tàu này có thể đạt tốc độ lên tới 505 km/h. Ảnh: Nikkei Asian Review. |
Theo Nikkei Asian Review, dự án đường sắt sử dụng tàu maglev có tốc độ tối đa 505 km/h từ Tokyo tới Nagoya đang bị đặt dấu hỏi về tiến độ, mặc dù phần lớn dự dự án dài 286 km đã hoàn thành xong.
Khúc mắc duy nhất của dự án trị giá 83 tỷ USD này là đoạn đường sắt dài 9 km đi qua tỉnh Shizuoka, thậm chí còn chưa được khởi công.
Công ty Đường sắt miền Trung Nhật Bản (CJR) đặt mục tiêu đưa vào vận hành tuyến đường sắt vào năm 2027, nhưng hiện tại họ đang rất lo lắng vì có thể sẽ không kịp hoàn thành dự án đúng tiến độ.
Thống đốc tỉnh Shizuoka, ông Heita Kawakatsu phản đối kế hoạch và cho rằng việc xây dựng đường hầm qua một dãy núi sẽ gây ra những tác động xấu về mặt môi trường cho con sông quan trọng của tỉnh.
Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ rằng mục đích của ông Kawakatsu là cố tình gây khó khăn nhằm tìm kiếm thêm quyền lợi cho tỉnh Shizuoka, vì tuyến đường sắt không có trạm dừng nào ở tỉnh, vì vậy động lực kinh tế của tỉnh để xây dựng tuyến đường sắt là rất ít.
Chính quyền các tỉnh khác có tàu maglev đi qua đã soạn thảo các đề án đô thị và chính sách kinh tế dựa trên ngày hoàn thành dự án. Nhưng, "với tốc độ này, thời gian biểu năm 2027 để bắt đầu vận hành có thể bị ảnh hưởng", theo ông Shin Kaneko, Chủ tịch công ty CJR, cho biết.
CJR - hay còn được gọi là JR Tokai - biết tuyến đường sắt này sẽ giúp thời gian di chuyển từ Tokyo đến Nagoya giảm xuống còn 40 phút so với quãng thời gian 100 phút hiện tại của loại tàu shinkansen nhanh nhất.
Phần khó nhất của dự án maglev liên quan đến việc đào hầm qua một vùng núi được gọi là "dãy Alps phía nam". Những phần việc phải thực hiện ở tỉnh Shizuoka được dự kiến hoàn thành vào tháng 11/2026, nhưng việc thi công đã bị trì hoãn trong 2 năm qua.
Theo Thống đốc Kawwakatsu, đường hầm xuyên qua dãy núi sẽ làm giảm lượng nước chảy vào sông Oi.
Con sông là chủ đề nhạy cảm với người dân Shizuoka. Việc hoàn thành một đập thủy điện vào những năm 1960 đã tạo nên một phong trào biểu tình của người dân địa phương.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.