Đường Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Phước đưa vòa khai thác |
Đoạn tuyến có chiều dài 41,306km, đi qua các huyện Bù Đăng và Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, tận dụng hoàn toàn đường hiện hữu QL14 để nâng cấp, mở rộng. Đoạn từ Cầu 38 đến thị xã Đồng Xoài từ km921+025 - km962+331 QL14, (Bình Phước), quy mô thiết kế đường cấp III đồng bằng và đồi, tần suất thiết kế thủy văn P=4%, vận tốc thiết kế Vtk=80km/h và Vtk=60km/h đối với các đoạn có địa hình khó khăn; chiều rộng Bn từ 12m (đoạn ngoài đô thị) đến Bn =21,6m (đối với đoạn qua khu đô thị và khu dân cư), độ dốc dọc thiết kế tối đa không quá 5% (châm chước = 7% đối với đoạn qua địa hình khó khăn), bán kính cong nằm nhỏ nhất 400m (châm chước = 125m đối với đoạn qua địa hình khó khăn), bán kính không cần siêu cao 2.500m, bán kính cong đứng lồi tối thiểu 5.000m (châm chước = 4.000m đối với đoạn qua địa hình khó khăn), bán kính cong đứng lõm tối thiểu 3.000m (châm chước = 2.000m đối với đoạn qua địa hình khó khăn).
Trong quá trình thực hiện, dự án được điều chỉnh quy mô đầu tư và chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ UBND tỉnh Bình Phước sang Bộ GTVT vào tháng 12/2013, Bộ GTVT giao Ban QLDA đường Hồ Chí Minh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện tiếp nhận toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan để tiếp tục thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng QL14 đoạn Cầu 38 - Đồng Xoài, với tổng mức đầu tư được chỉnh là 967 tỷ đồng.
Ông Dương Hồ Minh - Phó tổng giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh cho biết, từ khi Ban QLDA đường HCM tiếp quản dự án quá ngổn ngang, bề bộn, khối lượng công việc được triển khai rất chậm. Ngay lập tức, Ban đã rà soát lại tổng thể dự án.năm 2014, Ban QLDA vẫn lo dự án BOT do Đức Thành Gia Lai đầu tư sẽ chậm tiến độ. Khi ấy, anh em Ban QLDA đường HCM phải cùng với Đức Thành thúc đẩy nhà thầu đẩy nhanh tiến độ, rà soát lại những điểm hư hỏng để khắc phục ngay lập tức, bảo đảm chất lượng công trình theo đúng quy định.
Tại thực địa nghiệm thu dự án, Thứ trưởng Lê Quang Hùng chỉ đạo tất cả các yếu tố cần và đủ là có biên bản nghiệm thu của chủ đầu tư, có biên bản đánh giá của Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem đã đủ điều kiện nghiệm thu và đưa vào khai thác, để đủ điều kiện Hội đồng nhà nước quyết định cho phép khai thác.
Để đảm bảo ATGT, dự án cần được bổ sung vạch gờ giảm tốc tại trạm thu phí, vị trí vào cầu hẹp, có biển báo hiệu tại các khu dân cư, trường học, chợ… Bên cạnh đó, cần có giải pháp bổ sung thiết kế 2 nút giao hoàn chỉnh trên tuyến hiện tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT.
Sau khi nghe ý kiến từ tổ chuyên gia cũng như báo cáo của nhà đầu tư, Thứ trưởng Lê Quang Hùng biểu dương nhà thầu, đại diện các cơ quan quản lý tại địa phương và các đơn vị liên quan đã vượt qua nhiều khó khăn để hoàn thành công trình.
Thứ trưởng nhận định: Đây là đoạn tuyến đầu tư theo hình thức BOT đầu tiên của dự án đường Hồ Chí Minh được nghiệm thu cho phép thông xe, do vậy lưu ý nhà đầu tư cần phải khắc phục những tồn tại đã được tổ chuyên gia cảnh báo…
Trên cơ sở ý kiến tổ chuyên gia, các thành viên Hội đồng và cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, Hội đồng thống nhất kết quả nghiệm thu cơ sở của nhà đầu tư để đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Đồng thời, Hội đồng yêu cầu chủ đầu tư khắc phục một số nội dung trước ngày 30/6, cũng như những việc phải làm trong thời gian khai thác sử dụng tuyến đường.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.