Rễ cây Tờ Trung được thương lái Trung Quốc thu mua với giá 3.000- 5.000 đồng/kg |
Theo một người dân sinh sống tại xã Đăk Rong, Kbang, Gia Lai cho biết, rễ cây mà thương lái Trung Quốc đang thu mua có tên gọi là Tờ Trưng (tiếng của người Ba Na ), người kinh Kinh gọi là cây na vì trái của loại cây này rất giống trái na. Cũng theo người này, trước đây rễ cây Tờ Trung này có rất nhiều ở các cánh rừng, hai bên bờ các dòng suối, lấy một ngày cũng được mấy chục kg giá bán từ 3.000 – 5.000 đồng/1kg, thế nhưng bây giờ một ngày đào bới mãi không nổi 10kg do mấy năm nay đông người đi lấy về để bán lên giờ cây cũng gần hết. Tuy nhiên ngày xưa các thương lái chỉ mua rễ, mà phải là loại rễ nhỏ mới mua, còn các loại rễ lớn, thân và cành không mua, còn bây giờ khi khan hiếm họ mua tất cả thân lẫn rễ lớn nhỏ…
Với kiểu mua “kỳ quặc”, này thương lái Trung Quốc đang khiến các con suối, cánh rừng ở huyện Kbang (Gia Lai) mất dần 1 loại cây được cho là có tác dụng giữ nước đầu nguồn.
Ông Đinh Văn Viên- Phó trưởng thôn làng Kon Bông 1 (Đăk Rong) cho biết, việc người dân vào rừng và các con suối đào, chặt rễ cây Tờ Trung đã diễn ra liên tục hơn 5 năm nay, không ai biết họ mua để làm gì. Người dân chỉ biết có tiền thì họ đi đào bán kiếm tiền, có thời điểm cả làng vào rừng đào rể để gùi đi bán.
“Theo kinh nghiệm khi đi rừng mà thiếu nước thì chặt thân cây Tờ Trung để lấy nước uống. Chỉ cần chặt một đoạn thân cây Tờ Trung là đã đủ nước cho vài người uống, vừa mát mà lại an toàn, không lo bị độc. Khi mùa mưa đến rễ cây Tờ Trung mọc tủa ở 2 bên bờ suối giúp nước không bị chảy xiết lúc có nước lớn từ đầu nguồn đổ về còn vào mùa khô, thì ngược lại rễ cây có tác dụng như tấm chắn làm nước không chảy chậm lại lên luôn giữ được mực nước đảm bảo tại khu vực có cây Tơ Trùng. Ngoài 2 tác dụng trên, người dân chúng tôi không biết rễ cây Tờ Trung có còn tác dụng gì nữa hay không. Vì vậy, không ai biết thương lái mua rễ cây này để làm gì? Chỉ thấy có tiền thì đi vào rừng về đào bán” ông Viên chia sẻ.
Người dân hàng ngày vào rừng đào chặt rễ cây Tờ Trưng phơ đầy sân để bán kiếm tiền |
Một thương lái sống tại xã Đăk Rong trao đổi, “Tôi thu mua rễ cây trên từ người dân rồi mang về phơi khô. Sau khi phơi khô thì đóng bao và bán cho thương lái người Trung Quốc. Còn họ mua để làm gì thì không rõ”.
Ông Bùi Trọng Lượng- Phó Chủ tịch UBND xã Đăk Rong xác nhận, việc người dân vào rừng đào rễ Na bán là có thật đã diễn ra khoảng 2, 3 năm nay. Cả xã có 2-3 người thu mua gom hàng để bán cho các thương lái ở nơi khác đến. Các thương lái ở đâu đến thì ông không biết, họ mua làm gì và chở đi đâu bán ông cũng không biết.
Trao đổi với ông Trương Văn Bốn- Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Rong được biết, khu vực rừng do đơn vị ông quản lý mấy năm nay người dân vào đào rễ cây Na để bán rất nhiều. Tuy nhiên đơn vị ông không ngăn chặn.
Theo ông Bốn, việc đào rễ cây này không ảnh hưởng gì đến rừng, thậm công ty còn phải cho nhân viên vào rừng để chặt bớt loại cây này để không ảnh hưởng đến phát triển của các loại cây khác.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hoàn- Giám đốc Vườn quốc gia Kon Ka Kinh cho biết, ông chưa nhận được báo cáo của nhân viên của đơn vị phụ trách trên địa bàn xã Đăk Rong về việc người dân tự ý vào rừng đào rễ và chặt loại cây trên. Ông cho biết, sẽ trực tiếp đi để kiểm tra vấn nạn trên chứ không thể nghe “các anh em” báo cáo được.
Đơn vị ông chưa từng chỉ đạo cho nhân viên vào rừng để chặt bớt loại rễ cây trên, muốn chặt bỏ loại cây gì thì phải có văn bản đồng ý của Sở NN&PTNT, và phải có kinh phí để trả công cho nhân viên. “Không ai thần kinh mà vào rừng để chặt các rễ cây cả”, ông Hoàn khẳng định.
Đồng quan điểm, ông Vũ Ngọc An- Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai nhấn mạnh, việc muốn chặt loại rễ cây gì trong rừng thì phải có sự đồng ý của Sở chứ không phải tùy tiện cho người vào chặt như ông Bốn nói, hiện ông chưa nắm được thông tin, sau khi kểm tra ông sẽ thông tin vụ việc với báo chí.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.