Đại diện Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phát biểu tại buổi lễ |
Dự án “Giảm tốc độ - Trường học an toàn” do Ban ATGT, Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai và Quỹ Phòng chống thương vong Châu Á (AIP) tổ chức triển khai trên địa tỉnh Gia Lai lần này với ý nghĩa mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
Buổi lễ có sự hiện diện của đại diện các ngành chức năng từ Trung ương đến địa phương, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ AIP, Hiệp hội An toàn đường bộ toàn cầu và Ban Giám hiệu hơn 30 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) cùng hơn 1.200 học sinh Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu (TP.Pleiku).
Tại đây, dự án được triển khai tại hai trường Tiểu học Phan Đăng Lưu và trường Tiểu học Nguyễn Lương Bằng, phường Thắng Lợi (TP.Pleiku), từ nguồn tài trợ của Quỹ Botnar và Hiệp hội An toàn giao thông toàn cầu (GRSP).
Đại diện các ngành chức năng cắt băng khánh thành, triển khai dự án |
Đại diện Trường Tiểu học Phan Đăng Lưu hy vọng, cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự ủng hộ và đồng hành của các tổ chức, đặc biệt là sự phối hợp của các thầy, cô giáo và phụ huynh sẽ thúc đẩy thực hiện mô hình ngày càng hiệu quả, giúp cho các em HS được an toàn tính mạng mỗi ngày đến trường và khi tham gia giao thông trên đường.
Đây là một dự án nằm trong chương trình “Thách thức an toàn đường bộ cho trẻ em” do Quỹ Botnar (Thụy Sỹ) tài trợ. Việt Nam là một trong 6 nước tham gia chương trình phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ gây thương tích và tử vong đối với trẻ em do tai nạn giao thông, đặc biệt là tốc độ tại khu vực trường học.
Dự án “Giảm tốc độ-Trường học an toàn” đã lắp đặt vạch sang đường, gờ giảm tốc, đảo trú chân, đèn giao thông, vạch kẻ đường, biển báo giảm tốc độ, biển báo khu vực trường học và vỉa hè mới tại 2 Trường thuộc dự án tài trợ. Qua đó, lần đầu tiên tại Việt Nam, tốc độ giới hạn của các phương tiện đi qua khu vực trường học ở thành phố Pleiku là 30km.
Dự án góp phần xây dựng ý thức cho các em HS cũng như người dân mỗi khi tham gia giao thông. |
Thực tế cho thấy, mô hình trường học an toàn là một mô hình thiết thực, bảo đảm cho các em đi bộ an toàn đến trường, hạn chế đến mức thấp nhất về TNGT cho các em HS. Qua đó góp phần xây dựng ý thức cho các em cũng như người dân mỗi khi tham gia giao thông.
Ban ATGT tỉnh Gia Lai cho biết, Ban sẽ tiếp tục xem xét, rà soát lại những gì đã làm được và khắc phục những mặt còn hạn chế, nhằm nhân rộng mô hình này tại các huyện. Trong đó, phần lớn tập trung ở các vùng ven và ngoại thành nhằm giúp các em đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, đối với khu vực nội thành, mặc dù các em HS chủ yếu được phụ huynh đưa đón, nhưng những trường có tỷ lệ HS đi bộ nhiều, Ban ATGT TP sẽ kết hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng triển khai mô hình trên để đảm bảo an toàn cho các em đến trường mỗi ngày.
Để mô hình này đạt được hiệu quả bền vững, cần có sự chung tay vào cuộc của các đơn vị chức năng trong đó lực lượng CSGT và CSTT địa phương. Lực lượng chức năng cần phối hợp tăng cường tuần tra, chốt chặn ở khu vực cổng trường vào giờ cao điểm và giờ tan học để hướng dẫn HS và người tham gia giao thông cách sử dụng đèn tín hiệu qua đường an toàn trong những ngày đầu thực hiện. Đồng thời phối hợp với ban giám hiệu các trường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn HS các kiến thức và thực hành đi bộ an toàn…
“Mô hình trường học an toàn là một mô hình thiết thực, bảo đảm cho các em đi bộ an toàn đến trường, hạn chế đến mức thấp nhất về TNGT cho các em HS. Qua đó góp phần xây dựng ý thức cho các em cũng như người dân mỗi khi tham gia giao thông” - ông Phạm Hữu Trình, Chánh Văn Phòng Ban ATGT tỉnh Gia Lai, hồ hởi chia sẻ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.