Giải pháp đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến đường cao tốc VN

20/06/2018 06:46

Bài báo phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ATGT trên các tuyến đường cao tốc (ĐCT) của Việt Nam.

ThS. NGUYỄN PHƯƠNG CHÂM

ThS. NGUYỄN PHƯƠNG VÂN

Trường Đại học Giao thông vận tải

TÓM TẮT: Bài báo phân tích những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ATGT trên các tuyến đường cao tốc (ĐCT) của Việt Nam. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông trên đường.

TỪ KHÓA: Tai nạn giao thông, an toàn giao thông.

Abstract: This article analyzes the causes of traffic disability in Viet Nam’s expressways. From there, the author proposed solutions to ensure safety for people and means when participating in traffic on the road.

Keywords: Traffic accidents, traffic safety.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đảm bảo ATGT khi lưu thông là một yêu cầu tất yếu trong quá trình quản lý khai thác ĐCT. Trên ĐCT, các phương tiện thường chạy với tốc độ rất cao (70 - 120 km/h). Do vậy, nếu xảy ra tai nạn, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, thiệt hại về tính mạng, tài sản là rất lớn. Dù chủ đầu tư, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo ATGT trên ĐCT, nhưng số vụ tai nạn vẫn không ngừng tăng lên cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.

2. THỰC TRẠNG TNGT TRÊN TRÊN ĐCT Ở VIỆT NAM

Bảng 2.1. Thống kê số vụ TNGT trên ĐCT giai đoạn 2013 - 2016

Chỉ tiêu

2013

2014

2015

2016

Số km ĐCT khai thác

156,2

464,5

732,8

750

Số vụ TNGT

96

88

407

863

Số người chết

28

43

35

22

Nguồn: Cục CSGT, 2016

Theo thống kê của Cục CSGT, các nguyên nhân chính dẫn đến TNGT bao gồm: Ý thức tham gia giao thông kém, dịch vụ thiếu đồng bộ, phương tiện gặp sự cố, hạ tầng dân sinh con thiếu và chưa hoàn chỉnh, chất lượng các tuyến đường không đảm bảo.

Bảng 2.2. Nguyên nhân xảy ra TNGT trên ĐCT

Nguyên nhân xảy ra TNGT

Tỷ trọng (%)

1. Người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe thô sơ và người đi bộ đi vào ĐCT

37.7

2. Không giữ khoảng cách an toàn

17.3

3. Tài xế mệt mỏi, ngủ gật

14.2

4. Tài xế vượt không đúng quy định

5.5

5. Tài xế không chấp hành các quy định về tốc độ

4

6. Tài xế không đi đúng làn đường quy định

3.1

7. Phương tiện không đảm bảo an toàn

10

Nguồn: Cục CSGT, 2016

2.1. Ý thức tham gia giao thông kém

Để xảy ra hàng trăm vụ TNGT trên đường bộ cao tốc thường đặc biệt nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Ở nước ta hiện nay, do các tuyến ĐCT mới được đưa vào khai thác chưa lâu, do đó người điều khiển phương tiện chưa có thói quen tham gia giao thông trên ĐCT.

2.2. Dịch vụ thiếu đồng bộ

Ngoài nguyên nhân TNGT chủ yếu đến từ ý thức người tham gia giao thông kém, song không thể phủ nhận các dịch vụ trên hệ thống cao tốc hiện chưa đáp ứng yêu cầu.

Bảng 2.3. Thống kê số lượng các trạm dịch vụ trên ĐCT tính đến năm 2016

STT

Các loại trạm

Số lượng

1

Số trạm dịch vụ

10

2

Số trạm trực cấp cứu

8

3

Số trạm trực cứu hộ

4

Nguồn: Tổng cục ĐBVN, 2016

Theo số liệu của Tổng cục ĐBVN, hiện trên 745.5km ĐBCT đang khai thác mới chỉ có 10 trạm dịch vụ để lái xe, hành khách dừng nghỉ, đổ nhiên liệu và kiểm tra kỹ thuật. Thậm chí, có tuyến dù đã đưa vào khai thác và thu phí nhưng vẫn chưa xây dựng các trạm dừng nghỉ. Các trạm dừng nghỉ trên cao tốc rất thiếu, không đồng bộ, dịch vụ cung cấp rất hạn chế. Nhiều trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc sau khi đưa vào khai thác bộc lộ rất nhiều bất cập về chất lượng dịch vụ.

2.3. Hệ thống hạ tầng dân sinh còn thiếu và chưa hoàn chỉnh

Trên các tuyến ĐCT hiện nay, việc chủ đầu tư chỉ chú trọng đến xây dựng tuyến đường và bỏ quên việc xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh như cầu vượt, cầu chui, đường gom… diễn ra rất phổ biến.

2.4. Phương tiện gặp sự cố

Trên ĐCT, các phương tiện giao thông phải vận hành trong điều kiện khác với đường ô tô thông thường. Xe chạy tốc độ cao và liên tục nên các bộ phận của xe như: Động cơ, hệ thống phanh, lốp… phải làm việc trong điều kiện phụ tải cao. Vì vậy, trước khi cho xe chạy trên ĐCT phải đảm bảo xe ở tình trạng kỹ thuật tốt, được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo quy định. Ở nước ta, riêng các trường hợp TNGT liên quan đến lỗi kỹ thuật, đăng kiểm như mất phanh, nổ lốp... chiếm 10% tổng số vụ tai nạn. Các nguyên nhân chính liên quan đến phương tiện bao gồm:

- Động cơ quá nóng;

- Hư hỏng lốp xe;

- Sự cố về hệ thống điện của xe;

- Sự cố về nhiên liệu;

- Sự cố động cơ.

2.5. Chất lượng các tuyến ĐCT không tương xứng với chi phí đầu tư xây dựng

Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến ĐCT của nước ta vào hàng cao trên thế giới. Thế nhưng, chất lượng các công trình còn rất nhiều hạn chế. Ngoại trừ tuyến cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây được đánh giá là có chất lượng “vượt trội” thì các tuyến cao tốc còn lại sau khi đưa vào khai thác đều phát sinh các vấn đề về chất lượng gây mất ATGT.

3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ATGT TRÊN ĐCT

3.1. Xây dựng mô hình phối hợp giữa các bên có liên quan trong quản lý ATGT trên ĐCT

Khai thác ĐCT cần huy động rất nhiều lực lượng, trang thiết bị tham gia phối hợp nhằm đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. Theo như Hình 3.1, để quản lý khai thác ĐCT hiệu quả cần có sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền (CSGT, Cảnh sát địa phương, TTGT) với đơn vị quản lý khai thác đường (đội điều hành giao thông, đội bảo dưỡng…) và người tham gia giao thông thông qua các thiết bị công nghệ nhằm khai thác tuyến đường an toàn và hiệu quả nhất.

hinh31
Hình 3.1: Mô hình phối hợp quản lý khai thác ĐCT tại Việt Nam

Trong mô hình này:

- Đơn vị CSGT (cảnh sát ĐCT), đơn vị khai thác và duy tu bảo dưỡng đường thường xuyên tuần tra trên ĐCT nhằm phát hiện những phát sinh bất thường tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT, ảnh hưởng đến việc quản lý khai thác đều được báo lại Trung tâm Điều hành giao thông qua sóng radio.

- Trung tâm điều hành giao thông là cơ quan quan trọng nhất trong mô hình quản lý khai thác ĐCT. Trung tâm có nhiệm vụ điều phối các hoạt động trên đường như giám sát, quản lý giao thông; chỉ đạo/điều động CSGT (cảnh sát ĐCT), đội điều hành giao thông, đội bảo dưỡng đường, đội cứu hỏa/ cấp cứu… đến hiện trường nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính sau:

- Quản lý tốc độ và quá tải;

- Xử lý tai nạn giao thông;

- Kiểm soát các sự cố trên đường;

- Hướng dẫn giao thông, di chuyển người bị thương và hỗ trợ các phương tiện bị hỏng;

- Di chuyển xe bị tai nạn, giải tỏa ùn tắc, tiến hành các công việc sửa chữa.

- Trung tâm điều hành giao thông có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho dòng xe đang chạy trên ĐCT về tình hình TNGT trên đoạn tuyến quản lý, các sự cố tai nạn phải hạn chế giao thông… thông qua đài phát thanh (sóng radio), biển báo thông tin thay đổi… Trung tâm điều hành giao thông thu thập thông tin qua các tín hiệu từ các trạm camera giám sát đặt trên ĐCT, qua các đơn vị tuần tra kiểm soát trên đường như CSGT, đơn vị khai thác và duy tu bảo dưỡng đường hoặc qua thông báo từ người tham gia giao thông tới Cảnh sát 113/ cấp cứu 115…

3.2. Nghiên cứu triển khai ứng dụng giải pháp 4E’s trong quản lý khai thác ĐCT

Giải pháp 4E’s bao gồm 4 giải pháp: Kỹ thuật (Engineering); giáo dục (Education); cưỡng chế (Enforcement) và cấp cứu (Emergency). Đây là một giải pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng trong quản lý khai thác ĐCT nhưng ở Việt Nam chưa được các chủ đầu tư chú trọng áp dụng. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, khi triển khai áp dụng giải pháp này, các chủ đầu tư cần chú trọng vào các vấn đề sau đây:

3.2.1. Giải pháp kỹ thuật cho quản lý khai thác ĐCT

- Xây dựng quy trình bảo trì, sửa chữa mặt ĐCT;

- Ứng dụng công nghệ giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác ĐCT (bao gồm: Công nghệ quản lý điều hành giao thông trên ĐCT, công nghệ thu phí không dừng (Non-Stop Toll Collection);

- Một số giải pháp kỹ thuật khác (phân làn đường cho xe con riêng và xe tải, đặc biệt là xe tải nặng, biển báo vạch kẻ đường phải đủ, rõ ràng, cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho người lái xe, duy trì tình trạng tốt thường xuyên của tuyến đường, cảnh quan, môi trường hai bên đường...).

3.2.2. Giải pháp giáo dục (Education) cho quản lý khai thác ĐCT

Các giải pháp giáo dục nhằm thay đổi ý thức và kỹ năng của người tham gia giao thông. Các vấn đề giải quyết như giáo dục ATGT trong trường học, đào tạo cấp giấy phép lái xe, các chiến dịch tuyên truyền.

3.2.3. Giải pháp cưỡng chế (Enforcement) cho quản lý khai thác ĐCT

Mục đích của cưỡng chế cũng nhằm giáo dục ý thức của người tham gia giao thông. Công tác cưỡng chế cần phải được thực hiện một cách có kế hoạch và hệ thống. Các nội dung, phương pháp, địa điểm… để tiến hành cưỡng chế phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học. Để có thể thực hiện công tác cưỡng chế một cách toàn diện, chủ đầu tư cần có sự phối hợp liên ngành.

3.2.4. Giải pháp Y tế cấp cứu (Emergency) cho quản lý khai thác ĐCT

Các giải pháp y tế cấp cứu nhằm hạn chế mức độ nghiêm trọng của TNGT. Hiện nay, đa số các tuyến cao tốc đều xây dựng xa các khu vực dân cư nên khả năng tham gia cấp cứu của cộng đồng, các bệnh viện địa phương gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tham gia cấp cứu ban đầu của hệ thống cấp cứu 115 rất hạn chế, năng lực sơ cấp cứu, điều trị cho nạn nhân TNGT của các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện dọc các tuyến cao tốc chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là TNGT đặc biệt nghiêm trọng có số lượng nạn nhân lớn. 8 trạm trực cấp cứu cho hơn 750km ĐCT đã đi vào khai thác là con số quá khiêm tốn. Vì vậy thời gian tới, các đơn vị khai thác cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Phát triển hệ thống cấp cứu trước khi chuyển đến bệnh viện (đảm bảo quy định tối thiểu 50km ĐCT phải có một trạm cấp cứu). Để giải pháp này đạt hiệu quả cao cần đi đôi với xây dựng hệ thống thông tin cấp cứu;

- Xây dựng phương án phối hợp khi có TNGT đặc biệt nghiêm trọng với số lượng nạn nhân lớn xảy ra đặc biệt là khi TNGT xảy ra ở địa điểm giáp ranh giữa các địa phương;

- Đào tạo kiến thức và kỹ năng cấp cứu cho các cá nhân người tham gia quản lý, tuần tra trên tuyến cao tốc đường bộ, cán bộ y tế các địa phương, các bệnh viện dọc các tuyến đường bộ cao tốc…;

- Cần sớm thiết lập, triển khai và thi hành các quy trình vận hành tiêu chuẩn và các hoạt động khẩn cấp sự cố ĐCT;

- Tăng cường đầu tư hệ thống thông tin, chỉ huy hiện đại để khắc phục hậu quả TNGT;

- Thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập và các khóa đào tạo nhằm đánh giá vị trí và các quy trình an toàn của nhân viên cứu hộ và thiết bị cứu hộ với mục tiêu đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi tham gia cứu hộ trên ĐCT.

4. KẾT LUẬN

Phát triển hệ thống ĐCT phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là một đòi hỏi tất yếu. Hàng loạt các tuyến ĐCT được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng gần đây đã góp phần không nhỏ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương và cả nước. Tuy nhiên, công tác đảm bảo ATGT cho người và phương tiện lưu thông trên đường đang bộc lộ rất nhiều bất cập cần được giải quyết. Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành; tăng cường thông tin, tuyên truyền và tuần tra, xử lý vi phạm về TTATGT. Bên cạnh đó, các đơn vị được giao trách nhiệm quản lý khai thác các tuyến ĐCT cũng cần xây dựng các quy trình khai thác, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo ATGT trên các tuyến đường.

Tài liệu tham khảo

[1]. L.Pfeiffer (2014), The basis of the Regional Road Safty Strategy (RRSS) - 4E and road safety engineering.

[2]. U.S Department of Transportation (2006), Freeway management and operations, Handbook, Final report.

[3]. Http://tapchigiaothong.vn/.

[4]. Http://drvn.gov.vn/.

[5]. Http://www.csgt.vn/.

1. ĐẶT VẤN ĐỀĐảm bảo ATGT khi lưu thông là một yêu cầu tất yếu trong quá trình quản lý khai thác ĐCT. Trên ĐCT, các phương tiện thường chạy với tốc độ rất cao (70 - 120 km/h). Do vậy, nếu xảy ra tai nạn, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, thiệt hại về tính mạng, tài sản là rất lớn. Dù chủ đầu tư, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp đảm bảo ATGT trên ĐCT, nhưng số vụ tai nạn vẫn không ngừng tăng lên cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng.
2. THỰC TRẠNG TNGT TRÊN TRÊN ĐCT Ở VIỆT NAMBảng 2.1. Thống kê số vụ TNGT trên ĐCT giai đoạn 2013 - 2016Chỉ tiêu2013201420152016Số km ĐCT khai thác156,2464,5732,8750Số vụ TNGT9688407863Số người chết28433522
Nguồn: Cục CSGT, 2016
Theo thống kê của Cục CSGT, các nguyên nhân chính dẫn đến TNGT bao gồm: Ý thức tham gia giao thông kém, dịch vụ thiếu đồng bộ, phương tiện gặp sự cố, hạ tầng dân sinh con thiếu và chưa hoàn chỉnh, chất lượng các tuyến đường không đảm bảo.Bảng 2.2. Nguyên nhân xảy ra TNGT trên ĐCTNguyên nhân xảy ra TNGTTỷ trọng (%)1. Người điều khiển xe mô tô, xe máy, xe thô sơ và người đi bộ đi vào ĐCT37.72. Không giữ khoảng cách an toàn17.33. Tài xế mệt mỏi, ngủ gật14.24. Tài xế vượt không đúng quy định5.55. Tài xế không chấp hành các quy định về tốc độ46. Tài xế không đi đúng làn đường quy định3.17. Phương tiện không đảm bảo an toàn10
Nguồn: Cục CSGT, 20162.1. Ý thức tham gia giao thông kémĐể xảy ra hàng trăm vụ TNGT trên đường bộ cao tốc thường đặc biệt nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu vẫn là ý thức của người tham gia giao thông. Ở nước ta hiện nay, do các tuyến ĐCT mới được đưa vào khai thác chưa lâu, do đó người điều khiển phương tiện chưa có thói quen tham gia giao thông trên ĐCT.2.2. Dịch vụ thiếu đồng bộNgoài nguyên nhân TNGT chủ yếu đến từ ý thức người tham gia giao thông kém, song không thể phủ nhận các dịch vụ trên hệ thống cao tốc hiện chưa đáp ứng yêu cầu.Bảng 2.3. Thống kê số lượng các trạm dịch vụ trên ĐCT tính đến năm 2016STTCác loại trạmSố lượng1Số trạm dịch vụ102Số trạm trực cấp cứu83Số trạm trực cứu hộ4
Nguồn: Tổng cục ĐBVN, 2016Theo số liệu của Tổng cục ĐBVN, hiện trên 745.5km  ĐBCT đang khai thác mới chỉ có 10 trạm dịch vụ để lái xe, hành khách dừng nghỉ, đổ nhiên liệu và kiểm tra kỹ thuật. Thậm chí, có tuyến dù đã đưa vào khai thác và thu phí nhưng vẫn chưa xây dựng các trạm dừng nghỉ. Các trạm dừng nghỉ trên cao tốc rất thiếu, không đồng bộ, dịch vụ cung cấp rất hạn chế. Nhiều trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc sau khi đưa vào khai thác bộc lộ rất nhiều bất cập về chất lượng dịch vụ.2.3. Hệ thống hạ tầng dân sinh còn thiếu và chưa hoàn chỉnhTrên các tuyến ĐCT hiện nay, việc chủ đầu tư chỉ chú trọng đến xây dựng tuyến đường và bỏ quên việc xây dựng hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh như cầu vượt, cầu chui, đường gom… diễn ra rất phổ biến.2.4. Phương tiện gặp sự cốTrên ĐCT, các phương tiện giao thông phải vận hành trong điều kiện khác với đường ô tô thông thường. Xe chạy tốc độ cao và liên tục nên các bộ phận của xe như: Động cơ, hệ thống phanh, lốp… phải làm việc trong điều kiện phụ tải cao. Vì vậy, trước khi cho xe chạy trên ĐCT phải đảm bảo xe ở tình trạng kỹ thuật tốt, được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ theo quy định. Ở nước ta, riêng các trường hợp TNGT liên quan đến lỗi kỹ thuật, đăng kiểm như mất phanh, nổ lốp... chiếm 10% tổng số vụ tai nạn. Các nguyên nhân chính liên quan đến phương tiện bao gồm:- Động cơ quá nóng;- Hư hỏng lốp xe;- Sự cố về hệ thống điện của xe;- Sự cố về nhiên liệu;- Sự cố động cơ.2.5. Chất lượng các tuyến ĐCT không tương xứng với chi phí đầu tư xây dựngTheo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, chi phí đầu tư xây dựng các tuyến ĐCT của nước ta vào hàng cao trên thế giới. Thế nhưng, chất lượng các công trình còn rất nhiều hạn chế. Ngoại trừ tuyến cao tốc Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây được đánh giá là có chất lượng “vượt trội” thì các tuyến cao tốc còn lại sau khi đưa vào khai thác đều phát sinh các vấn đề về chất lượng gây mất ATGT.
3. GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO ATGT TRÊN ĐCT3.1. Xây dựng mô hình phối hợp giữa các bên có liên quan trong quản lý ATGT trên ĐCTKhai thác ĐCT cần huy động rất nhiều lực lượng, trang thiết bị tham gia phối hợp nhằm đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn. Theo như Hình 3.1, để quản lý khai thác ĐCT hiệu quả cần có sự phối hợp của các cơ quan có thẩm quyền (CSGT, Cảnh sát địa phương, TTGT) với đơn vị quản lý khai thác đường (đội điều hành giao thông, đội bảo dưỡng…) và người tham gia giao thông thông qua các thiết bị công nghệ nhằm khai thác tuyến đường an toàn và hiệu quả nhất.Hình 3.1: Mô hình phối hợp quản lý khai thác ĐCT tại Việt NamTrong mô hình này:- Đơn vị CSGT (cảnh sát ĐCT), đơn vị khai thác và duy tu bảo dưỡng đường thường xuyên tuần tra trên ĐCT nhằm phát hiện những phát sinh bất thường tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT, ảnh hưởng đến việc quản lý khai thác đều được báo lại Trung tâm Điều hành giao thông qua sóng radio.- Trung tâm điều hành giao thông là cơ quan quan trọng nhất trong mô hình quản lý khai thác ĐCT. Trung tâm có nhiệm vụ điều phối các hoạt động trên đường như giám sát, quản lý giao thông; chỉ đạo/điều động CSGT (cảnh sát ĐCT), đội điều hành giao thông, đội bảo dưỡng đường, đội cứu hỏa/ cấp cứu… đến hiện trường nhằm giải quyết các nhiệm vụ chính sau:- Quản lý tốc độ và quá tải;- Xử lý tai nạn giao thông;- Kiểm soát các sự cố trên đường;- Hướng dẫn giao thông, di chuyển người bị thương và hỗ trợ các phương tiện bị hỏng;- Di chuyển xe bị tai nạn, giải tỏa ùn tắc, tiến hành các công việc sửa chữa.- Trung tâm điều hành giao thông có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho dòng xe đang chạy trên ĐCT về tình hình TNGT trên đoạn tuyến quản lý, các sự cố tai nạn phải hạn chế giao thông… thông qua đài phát thanh (sóng radio), biển báo thông tin thay đổi… Trung tâm điều hành giao thông thu thập thông tin qua các tín hiệu từ các trạm camera giám sát đặt trên ĐCT, qua các đơn vị tuần tra kiểm soát trên đường như CSGT, đơn vị khai thác và duy tu bảo dưỡng đường hoặc qua thông báo từ người tham gia giao thông tới Cảnh sát 113/ cấp cứu 115…3.2. Nghiên cứu triển khai ứng dụng giải pháp 4E’s trong quản lý khai thác ĐCTGiải pháp 4E’s bao gồm 4 giải pháp: Kỹ thuật (Engineering); giáo dục (Education); cưỡng chế (Enforcement) và cấp cứu (Emergency). Đây là một giải pháp được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng trong quản lý khai thác ĐCT nhưng ở Việt Nam chưa được các chủ đầu tư chú trọng áp dụng. Trong điều kiện hiện nay của nước ta, khi triển khai áp dụng giải pháp này, các chủ đầu tư cần chú trọng vào các vấn đề sau đây:3.2.1. Giải pháp kỹ thuật cho quản lý khai thác ĐCT- Xây dựng quy trình bảo trì, sửa chữa mặt ĐCT;- Ứng dụng công nghệ giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác ĐCT (bao gồm: Công nghệ quản lý điều hành giao thông trên ĐCT, công nghệ thu phí không dừng (Non-Stop Toll Collection);- Một số giải pháp kỹ thuật khác (phân làn đường cho xe con riêng và xe tải, đặc biệt là xe tải nặng, biển báo vạch kẻ đường phải đủ, rõ ràng, cung cấp thông tin kịp thời chính xác cho người lái xe, duy trì tình trạng tốt thường xuyên của tuyến đường, cảnh quan, môi trường hai bên đường...).3.2.2. Giải pháp giáo dục (Education) cho quản lý khai thác ĐCTCác giải pháp giáo dục nhằm thay đổi ý thức và kỹ năng của người tham gia giao thông. Các vấn đề giải quyết như giáo dục ATGT trong trường học, đào tạo cấp giấy phép lái xe, các chiến dịch tuyên truyền.3.2.3. Giải pháp cưỡng chế (Enforcement) cho quản lý khai thác ĐCTMục đích của cưỡng chế cũng nhằm giáo dục ý thức của người tham gia giao thông. Công tác cưỡng chế cần phải được thực hiện một cách có kế hoạch và hệ thống. Các nội dung, phương pháp, địa điểm… để tiến hành cưỡng chế phải dựa trên cơ sở phân tích khoa học. Để có thể thực hiện công tác cưỡng chế một cách toàn diện, chủ đầu tư cần có sự phối hợp liên ngành. 3.2.4. Giải pháp Y tế cấp cứu (Emergency) cho quản lý khai thác ĐCTCác giải pháp y tế cấp cứu nhằm hạn chế mức độ nghiêm trọng của TNGT. Hiện nay, đa số các tuyến cao tốc đều xây dựng xa các khu vực dân cư nên khả năng tham gia cấp cứu của cộng đồng, các bệnh viện địa phương gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tham gia cấp cứu ban đầu của hệ thống cấp cứu 115 rất hạn chế, năng lực sơ cấp cứu, điều trị cho nạn nhân TNGT của các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện dọc các tuyến cao tốc chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là TNGT đặc biệt nghiêm trọng có số lượng nạn nhân lớn. 8 trạm trực cấp cứu cho hơn 750km ĐCT đã đi vào khai thác là con số quá khiêm tốn. Vì vậy thời gian tới, các đơn vị khai thác cần tập trung vào các giải pháp sau:- Phát triển hệ thống cấp cứu trước khi chuyển đến bệnh viện (đảm bảo quy định tối thiểu 50km ĐCT phải có một trạm cấp cứu). Để giải pháp này đạt hiệu quả cao cần đi đôi với xây dựng hệ thống thông tin cấp cứu;- Xây dựng phương án phối hợp khi có TNGT đặc biệt nghiêm trọng với số lượng nạn nhân lớn xảy ra đặc biệt là khi TNGT xảy ra ở địa điểm giáp ranh giữa các địa phương;- Đào tạo kiến thức và kỹ năng cấp cứu cho các cá nhân người tham gia quản lý, tuần tra trên tuyến cao tốc đường bộ, cán bộ y tế các địa phương, các bệnh viện dọc các tuyến đường bộ cao tốc…;- Cần sớm thiết lập, triển khai và thi hành các quy trình vận hành tiêu chuẩn và các hoạt động khẩn cấp sự cố ĐCT;- Tăng cường đầu tư hệ thống thông tin, chỉ huy hiện đại để khắc phục hậu quả TNGT;- Thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập và các khóa đào tạo nhằm đánh giá vị trí và các quy trình an toàn của nhân viên cứu hộ và thiết bị cứu hộ với mục tiêu đảm bảo an toàn cho người và thiết bị khi tham gia cứu hộ trên ĐCT.
4. KẾT LUẬNPhát triển hệ thống ĐCT phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là một đòi hỏi tất yếu. Hàng loạt các tuyến ĐCT được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng gần đây đã góp phần không nhỏ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho các địa phương và cả nước. Tuy nhiên, công tác đảm bảo ATGT cho người và phương tiện lưu thông trên đường đang bộc lộ rất nhiều bất cập cần được giải quyết. Nhà nước cần khẩn trương hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định rõ trách nhiệm trong công tác quản lý, điều hành; tăng cường thông tin, tuyên truyền và tuần tra, xử lý vi phạm về TTATGT. Bên cạnh đó, các đơn vị được giao trách nhiệm quản lý khai thác các tuyến ĐCT cũng cần xây dựng các quy trình khai thác, phối hợp tốt với các cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo ATGT trên các tuyến đường o
Tài liệu tham khảo[1]. L.Pfeiffer (2014), The basis of the Regional Road Safty Strategy (RRSS) - 4E and road safety engineering.[2]. U.S Department of Transportation (2006), Freeway management and operations, Handbook, Final report.[3]. Http://tapchigiaothong.vn/.[4]. Http://drvn.gov.vn/.[5]. Http://www.csgt.vn/.

Ý kiến của bạn

Bình luận