Ảnh minh họa |
Chính sự hiếu kỳ đôi khi vô cảm ấy đã làm ảnh hưởng đến việc cứu giúp các nạn nhân, giành lại sự sống và là nguyên nhân gây ra các vụ UTGT, gây mất trật tự an toàn xã hội. Nhiều trường hợp, nạn nhân kêu gọi sự giúp đỡ nhưng vì sợ trách nhiệm, ngại liên quan nên nhiều người vẫn thờ ơ, quay lưng. Trong khi đó, một số cá nhân lại sợ người nhà nạn nhân hiểu lầm “làm ơn mắc oán”, có thể gây ra những rắc rối không đáng có.
Trên thực tế đã có những trường hợp cứu giúp người bị nạn rồi bị hiểu lầm hoặc vướng vào những vấn đề, những thủ tục rắc rối về sau, vậy nên tâm lý chần chừ, thờ ơ đó trở thành tâm lý chung. Nhiều trường hợp, bản thân người tham gia giao thông khi gặp các vụ tai nạn sẵn sàng giúp đỡ nhưng lại không biết bắt đầu từ đâu, nhờ ai trông giữ xe, tài sản cho bản thân và nạn nhân để đưa nạn nhân đi bệnh viện cấp cứu. Bởi trên thực tế, lợi dụng lúc lộn xộn, có đối tượng giả vờ giúp đỡ, mượn điện thoại để báo cho người thân các nạn nhân sau đó bỏ chạy trong khi một số đối tượng khác trà trộn để ăn cắp đồ của nạn nhân và những người xung quanh.
Có nên tiếp tục để sự vô cảm tràn ngập trong xã hội văn minh này? Có quá nhiều nguyên nhân dẫn đến sự vô cảm, thế nhưng lẽ nào vì những nguyên nhân ấy, vì sự vị kỷ cá nhân, chúng ta sẽ vẫn tiếp tục làm ngơ trước những người bị nạn và những thứ đó có quan trọng hơn sinh mạng đang chờ ta cứu giúp?
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.