Nút giao thông 3 tầng Trần Duy Hưng - đại lộ Thăng Long, Khuất Duy Tiến - Phạm Hùng |
Giao thông “đi trước, mở đường”
Chưa có giai đoạn nào mà hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô lại có những bước phát triển vượt bậc như những năm vừa qua, với hàng loạt công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác. Sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, sự chủ động, quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã mang lại những “quả ngọt”…
Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, một trong những kết quả nổi bật mà Hà Nội nói chung và Sở GTVT nói riêng đạt được trong những năm qua là triển khai hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU về đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, Chương trình số 07-CTr/TU về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường TP. Hà Nội.
Hai chương trình này là những bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XV và cũng là cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Trong đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT thực sự đi trước một bước.
Trước kia, từ nội thành đi sân bay Nội Bài, người dân phải đi mất 40km, tương đương khoảng hơn 01 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, với chiều dài 12km, cầu Nhật Tân cùng đường Võ Nguyên Giáp (được khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 01/2015) - con đường đẹp nhất Thủ đô đã góp phần rút ngắn thời gian đi sân bay Nội Bài xuống chỉ còn khoảng hơn 30 phút. Hay việc thông xe nút giao thông Long Biên và hoàn thành cầu vượt tại nút giao này đầu năm 2017 đã giúp QL5 và đường 5 kéo dài thông tuyến với nhau, kết nối với tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tạo thành trục xương sống giao thương khu vực Ðông - Bắc Thành phố. Từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã tập trung chỉ đạo hoàn thành 5 dự án, công trình trọng điểm, gồm: Đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái); nút giao thông đường đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì với tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển; đường 5 kéo dài; đường Vành đai 2; nâng cao hiệu quả tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Xét về góc độ kinh tế, hạ tầng giao thông tốt luôn là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
Ngoài ra trong 3 năm qua, TP. Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT hoàn thành hàng loạt dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung, như: Cầu Đông Trù, đường 5 kéo dài, QL32, kết nối các đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, cầu Mỗ Lao, đường Trần Phú - Kim Mã, 7 cây cầu vượt bằng thép tại các nút giao thông...
Những công trình này đã nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc và TNGT, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trên địa bàn, từng bước tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.
Hạ tầng Giao thông “khoác áo mới”
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030, UBND TP. Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT và các bộ, ban, ngành liên quan hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực GTVT; tiếp tục điều chỉnh triển khai hệ thống giao thông, kết nối khu vực các tỉnh phía Bắc và phía Nam; đầu tư hoàn thành tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn II và đầu tư đường Vành đai 4...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVI (2015 - 2020) tiếp tục xác định phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn là một trong ba khâu đột phá. Trong nhiệm kỳ này, Thành phố tập trung hoàn thành, đưa vào sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị, cơ bản hoàn thành các tuyến đường vành đai; cải tạo, nâng cấp các trục đường hướng tâm; tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý, điều hành giao thông công cộng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông ở ngoại thành để chuyển dần các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu và các bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành.
Trong quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn từ 2016 - 2030, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống đoạn thuộc địa bàn Hà Nội, trong đó có 10 cây cầu qua sông Hồng, gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, cầu Phú Xuyên. Ngoài ra là 4 cầu qua sông Đuống, gồm: Cầu Đuống 2, cầu Ngọc Thụy, cầu Giang Biên, cầu Mai Lâm.
Hiện nay, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo triển khai thực hiện 5 dự án xây dựng với số tiền lên tới hơn 36.000 tỷ đồng. Các dự án này bao gồm: Dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; Dự án xây dựng cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh; Dự án cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng; Dự án xây dựng cầu Giang Biên và đường dẫn hai đầu cầu; xây dựng cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2).
Tại Hội nghị “Hà Nội - Hợp tác đầu tư và phát triển” mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định: Kế thừa thành tựu đạt được sau 63 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội bước vào giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tới với những thuận lợi và thách thức đan xen. Để tiếp tục sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đưa Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại xứng tầm là một trong những trung tâm lớn của khu vực trong giai đoạn này, Hà Nội sẽ phải dồn lực, huy động sức mạnh toàn xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn
Giao thông “đi trước,
mở đường”
Chưa có giai đoạn nào mà hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông của Thủ đô lại có những bước phát triển vượt bậc như những năm vừa qua, với hàng loạt công trình, dự án trọng điểm được hoàn thành và đưa vào khai thác. Sự phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương, sự chủ động, quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư đã mang lại những “quả ngọt”…
Ông Vũ Văn Viện - Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, một trong những kết quả nổi bật mà Hà Nội nói chung và Sở GTVT nói riêng đạt được trong những năm qua là triển khai hiệu quả Chương trình số 06-CTr/TU về đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, Chương trình số 07-CTr/TU về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường TP. Hà Nội.
Hai chương trình này là những bước cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XV và cũng là cụ thể hóa Nghị quyết số 13-NQ/TW (khóa XI) về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ theo hướng hiện đại. Trong đó, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng GTVT thực sự đi trước một bước.
Trước kia, từ nội thành đi sân bay Nội Bài, người dân phải đi mất 40km, tương đương khoảng hơn 01 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, với chiều dài 12km, cầu Nhật Tân cùng đường Võ Nguyên Giáp (được khánh thành đi vào hoạt động từ tháng 01/2015) - con đường đẹp nhất Thủ đô đã góp phần rút ngắn thời gian đi sân bay Nội Bài xuống chỉ còn khoảng hơn 30 phút. Hay việc thông xe nút giao thông Long Biên và hoàn thành cầu vượt tại nút giao này đầu năm 2017 đã giúp QL5 và đường 5 kéo dài thông tuyến với nhau, kết nối với tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài tạo thành trục xương sống giao thương khu vực Ðông - Bắc Thành phố. Từ năm 2016 đến nay, Thành phố đã tập trung chỉ đạo hoàn thành 5 dự án, công trình trọng điểm, gồm: Đường Vành đai 1 (đoạn Ô Đông Mác - Nguyễn Khoái); nút giao thông đường đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì với tuyến đường sắt Bắc Hồng - Văn Điển; đường 5 kéo dài; đường Vành đai 2; nâng cao hiệu quả tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài. Xét về góc độ kinh tế, hạ tầng giao thông tốt luôn là một lợi thế để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước…
Ngoài ra trong 3 năm qua, TP. Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT hoàn thành hàng loạt dự án giao thông trọng điểm của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung, như: Cầu Đông Trù, đường 5 kéo dài, QL32, kết nối các đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, cầu Mỗ Lao, đường Trần Phú - Kim Mã, 7 cây cầu vượt bằng thép tại các nút giao thông...
Những công trình này đã nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô Hà Nội, góp phần giảm ùn tắc và TNGT, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng trên địa bàn, từng bước tạo diện mạo đô thị văn minh, hiện đại.
Hạ tầng Giao thông “khoác áo mới”
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến 2030, UBND TP. Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ GTVT và các bộ, ban, ngành liên quan hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật trong lĩnh vực GTVT; tiếp tục điều chỉnh triển khai hệ thống giao thông, kết nối khu vực các tỉnh phía Bắc và phía Nam; đầu tư hoàn thành tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ giai đoạn II và đầu tư đường Vành đai 4...
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội khóa XVI (2015 - 2020) tiếp tục xác định phát triển đồng bộ, hiện đại hóa từng bước kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn là một trong ba khâu đột phá. Trong nhiệm kỳ này, Thành phố tập trung hoàn thành, đưa vào sử dụng hai tuyến đường sắt đô thị, cơ bản hoàn thành các tuyến đường vành đai; cải tạo, nâng cấp các trục đường hướng tâm; tiếp tục xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý, điều hành giao thông công cộng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng giao thông ở ngoại thành để chuyển dần các cơ sở sản xuất công nghiệp, trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu và các bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành.
Trong quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong giai đoạn từ 2016 - 2030, Hà Nội sẽ xây dựng mới 14 cây cầu qua sông Hồng, sông Đuống đoạn thuộc địa bàn Hà Nội, trong đó có 10 cây cầu qua sông Hồng, gồm: Cầu Việt Trì - Ba Vì, cầu Vân Phúc, cầu Hồng Hà, cầu Thượng Cát, cầu Tứ Liên, cầu/hầm Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở, cầu Phú Xuyên. Ngoài ra là 4 cầu qua sông Đuống, gồm: Cầu Đuống 2, cầu Ngọc Thụy, cầu Giang Biên, cầu Mai Lâm.
Hiện nay, UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo triển khai thực hiện 5 dự án xây dựng với số tiền lên tới hơn 36.000 tỷ đồng. Các dự án này bao gồm: Dự án xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn từ cầu Tứ Liên đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên; Dự án xây dựng cầu Đuống 2 và đường nối đến địa phận tỉnh Bắc Ninh; Dự án cầu Trần Hưng Đạo qua sông Hồng; Dự án xây dựng cầu Giang Biên và đường dẫn hai đầu cầu; xây dựng cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2).
Tại Hội nghị “Hà Nội - Hợp tác đầu tư và phát triển” mới đây, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã khẳng định: Kế thừa thành tựu đạt được sau 63 năm xây dựng và phát triển, Hà Nội bước vào giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tới với những thuận lợi và thách thức đan xen. Để tiếp tục sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô “Xanh - Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, đưa Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại xứng tầm là một trong những trung tâm lớn của khu vực trong giai đoạn này, Hà Nội sẽ phải dồn lực, huy động sức mạnh toàn xã hội phát triển đồng bộ, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đô thị và nông thôn
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.