Ảnh minh họa. |
Google Docs là một ứng dụng soạn thảo văn bản trực tuyến, ra đời vào năm 2010, được cung cấp miễn phí bởi Google, cho phép người dùng soạn thảo, chỉnh sửa, và chia sẻ văn bản trực tuyến. Hiện Google Docs vô tình trở thành cầu nối các cá nhân có chung mối quan tâm chính trị ở Mỹ.
Ra đời từ việc chống tin tức giả
Khi những lời nói dối của các chính trị gia và sự sai lệch thông tin trên mạng Internet bùng nổ trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ, Melissa Zimdars - giáo sư ngành truyền thông tại cao đẳng Merrimack thuộc bang Massachusetts - đã biên soạn một tài liệu gồm 31 trang và chia sẻ lên Google Docs.
Mục đích của việc này là giúp các sinh viên hiểu được tác động của truyền thông tới xã hội.
Tài liệu này được đặt tên là “False, Misleading, Clickbait, and/or Satirical New Source” (tạm dịch: Các nguồn thông tin giả tạo, đánh lạc hướng, câu kéo lượt click) tổng hợp các trang web cần thận trọng khi tra cứu và các mẹo kiểm định nguồn thông tin.
Không những thế, bản thảo còn tạo cảm hứng cho sự ra đời của một tài liệu 168 trang mang tên “Design Solutions For Fake News” (tạm dịch: Thiết kế giải pháp chống tin đồn nhảm).
Hiệu ứng Domino
Các cuộc vận động bầu cử của ông Trump và bà Clinton càng được đẩy mạnh, thì các tài liệu về chính trị được chia sẻ trên Google Docs ngày càng nhiều. Từ việc cung cấp cách liên lạc với người đại diện của các phòng ban về mọi vấn đề liên quan, cho tới việc chia sẻ tài liệu, các đường dẫn tới các bài viết của các cá nhân và tổ chức thể hiện quan điểm chính trị riêng.
Phần lớn các bài viết được chia sẻ nhiều thông qua Google Docs đều có nội dung phản đối tân Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trong số các bài viết đó, tài liệu có sức ảnh hưởng tới cộng đồng mạng nhiều nhất do một cựu nhân viên quốc hội viết, gồm 24 trang mang tên “Indivisible: A Practical Guide for Resisting The Trump Agenda” (tạm dịch: Hướng dẫn thông dụng chống lại các chính sách của Trump).
Trong đó, tác giả biên soạn về lịch sử biện hộ chính trị, các bài học giúp phản đối chính sách của ông Trump, hướng dẫn tổ chức các buổi tranh luận đúng cách. Bài viết đã thu hút hàng triệu lượt tải cũng như lượt tương tác vào trang web của tác giả.
Google Docs và phong trào chống đối chính sách nhập cư
Với những ưu điểm về bảo mật, dễ cộng tác và chia sẻ hơn so với mạng xã hội, Google Docs vô tình trở thành một mạng lưới dành cho các chính trị gia khắp nước Mỹ thể hiện quan điểm của mình một cách tự do. Họ chia sẻ cho nhau các phương thức "chống đối" ông Trump.
Sắc lệnh gây tranh cãi được Tổng thống Trump ký ngày 27/1, tạm thời cấm người tị nạn nhập cảnh Mỹ trong 120 ngày và 90 ngày đối với người đến từ 7 nước gồm Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen.
Để giúp những người đang mắc kẹt ở sân bay, luật sư Jenn Caballero đã tạo một bảng tính thông qua Google Docs.
Bảng tính được phân chia thành nhiều cột, dựa theo các nhóm thân chủ với màu sắc giống hoặc khác nhau để dễ dàng phân biệt, và tra cứu địa chỉ liên lạc. Những người nhập cư đang bị mắc kẹt có thể điền và chỉnh sửa thông tin cá nhân, tình trạng cư trú giúp việc giải quyết các thủ tục pháp lý được trơn tru.
Khi lệnh cấm nhập cư được ban hành, các luật sư quan tâm tới vấn đề đã đổ về các cảng hàng không, cung cấp dịch vụ pháp lý cho các thân chủ. Tại cảng hàng không quốc tế John F. Kennedy ở New York, luật sư Melanie Zuch thuộc văn phòng luật sư thành phố New York đã thông báo với tờ New York Magazine sẽ dùng Google Docs để quản lí thông tin của khách hàng là người nhập cư.
"Mọi người làm việc cật lực, và tôi đã được truyền cảm hứng bởi họ. Họ đều ý thức được công việc đang làm là để đưa mọi thứ trở lại những giá trị bình thường trước kia. Các bảng tính được tập hợp và chia sẻ nhiều trên Google Docs, để sắp xếp, tìm kiếm thông tin của các thân chủ một cách dễ dàng. Mặc dù có hơi lộn xộn, nhưng theo thời gian, đâu rồi sẽ lại vào đấy", luật sư Zuch chia sẻ.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.