Ảnh minh họa/internet |
Điểm mới thứ nhất là tăng cường hội nhập quốc tế trong GD&ĐT. Nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động hợp tác quốc tế trong các cơ sở giáo dục là một trong những bước đột phá trong công tác hội nhập quốc tế năm 2018 của ngành GD&ĐT Thủ đô.
Có thể kể đến Đề án thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc - Chứng chỉ A Level của Cambridge tại trường THPT Chu Văn An từ năm học 2017-2018. Năm học 2018 -2019, mô hình song bằng tiếp tục được mở rộng triển khai ở 7 trường THCS và Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Liên quan đến hợp tác quốc tế, giáo dục Hà Nội tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đăng cai và tổ chức các kỳ thi quốc tế về Toán và các môn khoa học (kỳ thi Toán học Hà Nội mở rộng - HOMC 2019 và kỳ thi Olympic Toán và Khoa học quốc tế dành cho học sinh dưới 13 tuổi - IMSO lần thứ 16 năm 2019).
Các điểm mới khác được Sở GD&ĐT công bố là triển khai chương trình sữa học đường; triển khai giảng dạy đại trà bộ tài liệu Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phổ thông Hà Nội; đẩy mạnh, ứng dụng hiệu quả CNTT trong việc quản lý, điều hành, trong các hoạt động giáo dục toàn ngành; triển khai thực hiện tốt dịch vụ công trong lĩnh vực GD&ĐT.
Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm học 2018-2019
Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, các chương trình công tác năm của Thành phố, ngành GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng các nhiệm vụ trọng tâm cho năm học 2018-2019, gồm 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 giải pháp cơ bản trong năm học mới như sau:
Các nhiệm vụ chủ yếu gồm: Rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở GDĐT Thủ đô; Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục; Đổi mới chương trình giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh định hướng nghề nghiệp và phân luồng trong giáo dục phổ thông;
Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo; Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy, học và quản lý giáo dục; Thực hiện kỷ cương hành chính và cải cách công vụ;
Hội nhập quốc tế trong GD&ĐT; Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động GD&ĐT; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các nhóm giải pháp cơ bản gồm: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về GD&ĐT; Nâng cao năng lực lãnh đạo của CBQL giáo dục; Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho GD&ĐT; Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục; Đẩy mạnh công tác truyền thông về GD&ĐT.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.