Hà Nội sẽ hạ độ cao toàn bộ hệ thống cây xanh để đảm bảo an toàn cho người dân. Ảnh: Lê Hiếu |
Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Chung cũng thông tin, từ trước đến nay, chỉ vào mùa mưa bão hoặc cây gãy đổ thì toàn bộ hệ thống cây xanh trên địa bàn mới được cắt tỉa. "Từ nay, cây xanh trên địa bàn thành phố sẽ được cắt tỉa thường xuyên", ông Nguyễn Đức Chung nói.
Việc thường xuyên cắt tỉa, hạ độ cao cây xanh trên địa bàn Hà Nội cũng nhằm hạn chế thấp nhất cây đổ, cành khô gãy rơi xuống gây mất an toàn trong mùa mưa bão.
Ngoài việc cắt tỉa, Hà Nội cũng sẽ trồng mới hệ thống cây xanh. Theo ông Nguyễn Đức Chung, việc cắt tỉa, trồng mới hệ thống cây xanh để đảm bảo 3 mục tiêu. Trong đó mục tiêu đầu tiên là Hà Nội phấn đấu để cây xanh trở thành một bộ phận để trang trí cảnh quan đô thị.
Hà Nội sẽ hạ độ cao toàn bộ hệ thống cây xanh để đảm bảo an toàn cho người dân. Ảnh: Lê Hiếu.
Trước đây, mỗi năm có từ 3 - 5 công nhân công ty cây xanh bị ngã trong quá trình cắt tỉa cây xanh. Chính vì vậy, Hà Nội đã trang bị hệ thống bảo hộ lao động, cưa, cần cẩu, đảm bảo không để công nhân bị tai nạn trong quá trình cắt tỉa cây xanh.
“Chúng ta cũng tiết giảm được tiền cắt tỉa cây xanh. Từ trước đến nay, chi phí cắt tỉa một cây xanh từ 2,5 đến 4 triệu, hiện nay giảm xuống từ 700.000 đến 900.000 đồng”, ông Nguyễn Đức Chung thông tin.
Hiện nay, một số quận huyện trên địa bàn đã lập dự án cải tạo, trồng mới cây xanh. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Chung cho biết, toàn bộ hệ thống cây xanh trên địa bàn phải được Ban cán sự đảng UBND TP Hà Nội duyệt thì các quận huyện mới được trồng.
“Cây mới trồng trên các tuyến phố phải đảm bảo tương đương 80% so với cây hiện có. Yêu cầu này để đảm bảo tính đồng bộ, tránh tình trạng những tuyến phố có cây xanh to nhưng sau đó trồng những cây quá nhỏ không lên được” - ông Nguyễn Đức Chung phân tích.
Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP Hà Nội còn cho biết, thành phố đang chọn một số cây hoa như lộc vừng, hoa ban để trồng trên các tuyến phố.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải yêu cầu các đơn vị, quận huyện phải tạo chuyển biến mạnh mẽ hơn về trật tự, kỷ cương và nếp sống văn minh đô thị.
"Điều này phải tạo thành nếp sống, nếp nghĩ trong nhận thức từ cán bộ các cấp đến mỗi người dân, để mỗi người phải xấu hổ khi để 1 xã, phường, khu phố bẩn, không văn minh, để mỗi hộ dân . Làm sao để người dân tự giác thấy được một cán bộ, một người đi đường khi đi qua nhìn thấy một túi rác là nhắc nhở, là để vào chỗ quy định", Bí thư bày tỏ mong muốn.
Lãnh đạo Thành ủy Hà Nội cũng lưu ý việc khẩn trương xây dựng và đưa vào thực hiện bộ quy tắc ứng xử để xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Trước mắt sẽ là thực hiện trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Thủ đô và phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh trong học sinh.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.