Ảnh minh họa |
Theo đó, Trung tâm ứng cứu khẩn cấp phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn Quốc gia được trang bị định mức 1-2 trực thăng chữa cháy và cứu hộ; địa phương loại đô thị đặc biệt được trang bị 1-2 chiếc trực thăng loại này và phải có niên hạn sử dụng trong 15 năm.
Hiện Việt Nam có hai thành phố được Chính phủ xếp loại đô thị đặc biệt là thủ đô Hà Nội và TPHCM. Ngoài ra, Hải Phòng cũng đang được xem xét là đô thị loại đặc biệt vào năm 2020, muộn nhất là năm 2025.
Bên cạnh đó, mỗi đội cảnh sát chữa cháy trung tâm và khu vực phải có 5 xe chữa cháy, một xe thang từ 32 đến 52 m, một xe cứu thương, 2 mô tô chữa cháy cứu hộ, một máy ghi âm, ghi hình, thiết bị camera dò tìm người bị nạn... Mỗi đội chữa cháy dưới sông, biển được trang bị một tàu chữa cháy, 2 ca nô cứu hộ.
Loại máy bay trực thăng chữa cháy, cứu nạn và máy bay chữa cháy chỉ được trang bị khi đảm bảo các điều kiện về nguồn nhân lực (phi công, đội ngũ kỹ thuật viên phục vụ), cơ sở hạ tầng phục vụ bay và được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư.
Bắt đầu từ 1/1/2016, thông tư này có hiệu lực và là cơ sở pháp lý quan trọng để các đơn vị cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đề xuất chính sách ưu tiên đầu tư ngân sách để mua sắm phương tiện.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.