Cảng Quốc tế Lạch Huyện |
Bước ra khỏi đổ nát của chiến tranh, ngành GTVT đã bắt tay ngay vào khôi phục hạ tầng GTVT, nhanh chóng tiếp thu và làm chủ nhiều công nghệ mới, hiện đại. Đại hội lần thứ 4 của Đảng (tháng 12/1976) đã đề ra yêu cầu phải “tích cực mở mang GTVT và thông tin liên lạc vì thực tế không cân đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và không cân đối giữa các bộ phận trong nội bộ ngành...”. Thực hiện chủ trương đó, ngành GTVT đã chấn chỉnh và tổ chức lại bộ máy hoạt động và hình thành một bộ máy mới với các chức năng đầy đủ hơn, đáp ứng nhu cầu thực tế.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta đã xác định phải ưu tiên đầu tư phát triển GTVT để GTVT đi trước một bước, tạo tiền đề và thúc đẩy kinh tế phát triển với mục tiêu GTVT là khâu quan trọng nhất của kết cấu hạ tầng và Nghị quyết các Đại hội Đảng khóa VII (1991), khóa VIII (1996) xác định mục tiêu lớn của ngành GTVT là: “Khắc phục tình trạng xuống cấp của hệ thống giao thông hiện có; khôi phục, nâng cấp và mở rộng thêm một số tuyến giao thông trọng yếu, kết hợp giao thông với thủy lợi, tận dụng giao thông đường thủy; mở thêm đường đến các vùng sâu, vùng xa; cải thiện giao thông ở các thành phố lớn; cải tạo, nâng cấp một số cảng sông, cảng biển, sân bay; xây dựng dần cảng biển nước sâu”.
Chỉ tính riêng giai đoạn 2012 - 2020, lĩnh vực đường bộ đã hoàn thành đầu tư 880 km đường cao tốc, đưa tổng chiều dài cao tốc đang khai thác lên 1.041 km. Mạng lưới quốc lộ đạt gần 24.600 km, tăng thêm 5.757 km so với năm 2011, trong đó QL1 đã được mở rộng từ Lạng Sơn đến Cà Mau, hoàn thành mở rộng tuyến đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên nối xuống miền Đông Nam bộ.
Quản lý đầu tư, xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông có những chuyển biến rõ rệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng (năm 2016) đã khẳng định chủ trương tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, trong đó nêu rõ “đẩy mạnh huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực xã hội để tiếp tục tập trung đầu tư hình thành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ với một số công trình hiện đại”. Những năm qua, công tác quản lý đầu tư, xây dựng, khai thác kết cấu hạ tầng giao thông có những chuyển biến rõ rệt. Giai đoạn 2016 - 2020, chúng tôi đã hoàn thành nhiều công trình, dự án quan trọng như các tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Bắc Giang - Lạng Sơn, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Hải Phòng - Quảng Ninh, Hạ Long - Vân Đồn, La Sơn - Túy Loan, Trung Lương - Mỹ Thuận với tổng số khoảng 468 km. Nhiều quốc lộ trọng yếu, cầu lớn, hầm lớn, cảng biển được đầu tư, nâng cấp như cảng cửa ngõ Hải Phòng; cầu Cao Lãnh, Vàm Cống, Thịnh Long, Hưng Hà; hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân; cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long; đường ô tô Tân Vũ - Lạch Huyện, tuyến Lộ Tẻ -Rạch Sỏi... Bộ Trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể |
Nhiều quốc lộ trọng yếu được đầu tư, nâng cấp toàn tuyến hoặc một số đoạn có nhu cầu vận tải lớn; rất nhiều công trình cầu, hầm cấp đặc biệt, cấp I được xây dựng.
Ngành Đường sắt thời gian qua đã nỗ lực nâng cao an toàn, rút ngắn thời gian chạy tàu và cải thiện dịch vụ, nâng cao chất lượng phương tiện vận tải hành khách. Năng lực vận tải đường thủy cũng được nâng cao nhờ tập trung đầu tư nâng cấp một số tuyến tại khu vực đồng bằng Bắc bộ và đồng bằng sông Cửu Long; mở tuyến vận tải ven biển giúp giảm áp lực cho vận tải đường bộ.
Hiên nay, ngành Hàng hải đã đủ khả năng đảm nhận khoảng từ 80 - 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của đất nước. Hệ thống cảng biển được đầu tư đồng bộ với năng lực thông qua khoảng 570 triệu tấn/năm, gấp từ 2 - 3 lần so với năm 2011. Hai cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải và Lạch Huyện đã có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng lớn từ 130 nghìn - 200 nghìn tấn (DWT).
Ngành Hàng không có bước phát triển đột phá về cả quy mô và chất lượng dịch vụ, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt từ 16 - 18%/năm, bằng 2,5 - 2,9 lần tăng trưởng GDP, góp phần phát triển du lịch, bảo đảm quốc phòng - an ninh, khẳng định chủ quyền quốc gia. Các cảng hàng không quan trọng đã được nâng cấp (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng) và xây dựng mới (Phú Quốc, Vân Đồn), nâng tổng công suất mạng cảng hàng không đạt khoảng 90 triệu hành khách/năm, tăng 2,5 lần so với năm 2011.
Phát triển hạ tầng giao thông là một trong ba đột phá chiến lược được Đảng, Nhà nước đề ra và Bộ GTVT luôn xác định đây là nhiệm vụ chung của toàn ngành để tập trung phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Vì vậy, thời gian tới, ngành GTVT sẽ tiếp tục nâng cấp toàn diện các tuyến quốc lộ trong cả nước, đồng thời từng bước xây dựng hoàn chỉnh tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam, những tuyến cao tốc kết nối Việt Nam với các nước ASEAN và Trung Quốc.
Cao tốc Hạ Long - Vân Đồn |
Với mục tiêu đầu tư nêu trên, giai đoạn 2021 - 2025, sơ bộ tính toán nhu cầu vốn đầu tư tối thiểu khoảng 759 nghìn tỷ đồng, trong đó cân đối từ ngân sách khoảng 462 nghìn tỷ đồng, huy động vốn ngoài ngân sách khoảng 297 nghìn tỷ đồng... Để phù hợp nguồn lực quốc gia, cần giãn tiến độ một số mục tiêu chưa thật sự cấp bách. Trong giai đoạn này, cần phân bổ lại thị phần vận tải, nhất là ngành Đường sắt, Hàng không; tiếp tục phát triển mạng lưới đường bộ sánh ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới; quản lý giao thông bằng thể chế hiện đại, hiệu quả để phục vụ nền kinh tế năng động, phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đến năm 2030, đưa vào khai thác khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc và hơn 80% các địa phương trong cả nước đều có đường bộ cao tốc đi qua tạo trục “xương sống” cho các hành lang vận tải chủ yếu; triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam; phát triển mạng đường sắt đô thị...
Những kết quả đầu tư về hạ tầng giao thông nêu trên đã góp phần đưa tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế nâng lên một bước, giúp đất nước phát triển nhanh và toàn diện. Đây là những vốn quý, nền tảng quan trọng để ngành GTVT có thể tiến nhanh, tiếp cận và theo kịp sự phát triển của GTVT thế giới. Những kết quả đầu tư về hạ tầng giao thông nêu trên đã góp phần đưa tiềm lực, quy mô và sức cạnh tranh của nền kinh tế nâng lên một bước, giúp đất nước phát triển nhanh và toàn diện.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.