Hành trình 27 năm hiện đại hóa hệ thống đăng kiểm xe cơ giới

Sau 27 năm xây dựng, hệ thống đăng kiểm xe cơ giới của Việt Nam đạt sự phát triển khá toàn diện, ngang tầm các tổ chức đăng kiểm quốc tế lớn.

 

Mạng lưới đơn vị đăng kiểm xe cơ giới hiện phủ khắp các địa phương trên toàn quốc, với gần 2.000 đăng kiểm viên được đào tạo bài bản; toàn bộ các dây chuyền kiểm định do các hãng nổi tiếng thế giới sản xuất.

Mạng lưới đơn vị đăng kiểm xe cơ giới hiện phủ khắp các địa phương trên toàn quốc, với gần 2.000 đăng kiểm viên được đào tạo bài bản; toàn bộ các dây chuyền kiểm định do các hãng nổi tiếng thế giới sản xuất.

Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ và Bộ GTVT, sau 27 năm tổ chức thực hiện đăng kiểm xe cơ giới (1/8/1995-1/8/2022), tới nay, hệ thống kiểm định xe cơ giới của nước ta đã phát triển toàn diện, thuộc nhóm đầu trong khu vực, ngang tầm các tổ chức đăng kiểm quốc tế lớn, có quy trình kiểm định phù hợp theo các quy định của quốc tế.

Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) hiện đang đảm nhận vị trí Chủ tịch Nhóm Tư vấn khu vực Á/Úc của Tổ chức Đăng kiểm ô tô quốc tế (CITA) với gần 20 thành viên tới từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, New Zealand, UAE, Singapore…

 Mở rộng hệ thống, đảm bảo chất lượng kiểm định, không ngừng cải cách thủ tục

Cách đây hơn 1/4 thế kỷ, từ những ngày đầu thực hiện đăng kiểm xe cơ giới, Cục ĐKVN đã nỗ lực xây dựng quy trình kiểm định hiện đại, phù hợp với quy định quốc tế. Kể từ khi là thành viên chính thức của CITA (2003) tới nay, toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, phương thức chứng nhận, nội dung và quy trình kiểm định được thiết lập và xây dựng hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu (ECE). Do đó, hệ thống trang thiết bị kiểm định được trang bị hiện đại, đồng bộ, được kết nối và quản lý tích hợp dữ liệu từ trung ương.

Tính đến hết tháng 7/2022, toàn mạng lưới kiểm định đã phủ khắp trên 63 tỉnh, thành phố. Toàn bộ các dây chuyền kiểm định tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới hiện nay đều do các hãng nổi tiếng thế giới sản xuất (thiết bị của Đức, Pháp, Tây Ban Nha … là thành viên của CITA); quá trình kiểm định được trang bị hệ thống camera IP giám sát kết nối dữ liệu tậm trung. Toàn hệ thống có gần 2.000 đăng kiểm viên xe cơ giới là những người được đào tạo bài bản tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm định chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới.

Hiện nay, trung bình mỗi năm hệ thống các trung tâm trên cả nước kiểm định được khoảng 5 triệu phương tiện cơ giới đảm bảo các phương tiện khi tham gia giao thông an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Theo số liệu của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong số các nguyên nhân xảy ra TNGT thì chỉ có dưới 0,4% do lỗi từ kỹ thuật của phương tiện, góp phần giảm thiểu số tai nạn hàng năm.

Thủ tục giấy tờ trong lĩnh vực kiểm định xe cơ giới được cắt giảm tối đa, chủ phương tiện có thể kiểm định phương tiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên toàn quốc.

Thủ tục giấy tờ trong lĩnh vực kiểm định xe cơ giới được cắt giảm tối đa, chủ phương tiện có thể kiểm định phương tiện tại bất kỳ đơn vị đăng kiểm nào trên toàn quốc.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong suốt thời gian qua, Cục ĐKVN bám sát mục tiêu: mở rộng các hệ thống kiểm định hiện đại theo xu hướng đảm bảo an toàn kỹ thuật đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lái xe và chủ phương tiện trong quá trình kiểm định. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid-19 xảy ra hệ thống kiểm định vẫn hoạt động trên cả nước (chỉ trừ đơn vị nằm trong khu vực bị phong tỏa), chủ động phương án tháo gỡ khó khăn, đảm bảo phục hồi sản xuất, kịp thời đáp ứng nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Trong đó, phải kể đến Thông tư số 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thay thế Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT, có hiệu lực từ 8/2021. Sau 1 năm áp dụng, Thông tư này không chỉ tăng chất lượng kiểm định, đánh giá đúng thực tế và phù hợp với loại xe kiểm định mà còn giảm thời gian chờ của khách hàng và bám sát yêu cầu của quốc tế về nội dung kiểm tra xe cơ giới.

Cơ sở vật chất, phòng chờ dành cho khách tại các trung tâm đăng kiểm ngày càng được đầu tư khang trang, hiện đại.

Cơ sở vật chất, phòng chờ dành cho khách tại các trung tâm đăng kiểm ngày càng được đầu tư khang trang, hiện đại.

Cụ thể, việc điều chỉnh tăng chu kỳ kiểm định của ôtô chở người các loại đến 9 chỗ có kinh doanh vận tải Thông tư số 16 là giải pháp tháo gỡ khó khăn rất lớn của Bộ GTVT đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Không những chỉ giúp giảm chi phí đăng kiểm cho tổ chức và cá nhân, mà việc giảm tần suất đưa phương tiện đến thực hiện kiểm định tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới còn làm giảm rủi ro nhiễm bệnh cho cả người điều khiển phương tiện và đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm.

Ngoài ra, thủ tục kiểm tra bảo hiểm trách nhiệm dân sự của đối với hồ sơ của xe khi kiểm định cũng được cắt giảm: đối với xe thay đổi thông tin hành chính, chủ xe không phải đưa xe đến trung tâm đăng kiểm mà chỉ cần mang đăng ký đến để các đơn vị đăng kiểm ghi nhận; thay đổi, cải tiến phương pháp kiểm tra xe mới nhằm đơn giản hóa các thủ tục giúp người dân và đơn vị đăng kiểm; xe vi phạm luật giao thông (nếu đến hạn đăng kiểm) được kiểm định và cấp Giấy chứng nhận kiểm định 15 ngày để đi thực hiện nghĩa vụ nộp phạt…

Ông Đặng Việt Hà, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (ĐKVN) cho biết, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 – 2025, Cục ĐKVN tiếp tục tham mưu cho Bộ GTVT ban hành các Thông tư sửa đổi các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm, nhằm cắt giảm và đơn giản hóa các thủ tục quy định đến kinh doanh trong lĩnh vực đăng kiểm.

Bên cạnh đó, Cục ĐKVN tích cực triển khai xây dựng phần mềm áp dụng thủ tục hành chính công mức 4, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân, khi người dân đăng ký dịch vụ công trực tuyến sẽ giảm thời gian gửi/nhận hồ sơ; tăng tính công khai, minh bạch, tránh được sự phiền hà, nhũng nhiễu.

Một trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại TP.HCM.

Một trung tâm đăng kiểm xe cơ giới tại TP.HCM.

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu lớn về phương tiện (Big Data) đáp ứng cách mạng số

Bên cạnh việc hiện đại hóa các đơn vị đăng kiểm trên cả nước, tăng cường chất lượng về kỹ thuật kiểm định, hội nhập quốc tế sâu rộng, trong quá trình kiểm định cũng đồng thời xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu của phương tiện, đầy đủ và thường xuyên được cập nhật tại Việt Nam.

Hàng năm, với yêu cầu của Luật Thống kê, Cục ĐKVN thực hiện báo cáo dữ liệu phương tiện theo lịch phổ biến thông tin thống kê nhà nước. Bên cạnh đó chia sẻ dữ liệu phương tiện đã kiểm định cho Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) phục vụ sang tên, chuyển nhượng, đăng ký trước bạ…; chia sẻ dữ liệu cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhằm phục vụ kiểm soát thu phí sử dụng đường bộ theo phương thức không dừng; cung cấp dữ liệu cho các Sở GTVT trên cả nước phục vụ công tác quản lý vận tải và kiểm soát tải trọng; cung cấp số liệu để phục vụ xây dựng chính các sách quốc gia, phục vụ công tác hợp tác quốc tế về lĩnh vực môi trường, giao thông vận tải, ...

Ngoài việc duy trì phương thức kết nối qua Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cục ĐKVN còn cung cấp thông tin, hỗ trợ cơ quan  tuần tra kiểm soát giao thông để kiểm soát tải trọng phương tiện; hỗ trợ xử lý phạt nguội, cảnh báo phương tiện vi phạm giao thông, cung cấp thông tin kiểm định xe tai nạn, phối hợp kiểm tra liên ngành, đặc biệt là cung cấp, chia sẻ dữ liệu phục vụ đăng ký xe.

Hệ thống thiết bị kiểm định hiện đại hàng đầu trong Tổ chức Đăng kiểm ôtô quốc tế (CITA) được ứng dụng tại Việt Nam.

Hệ thống thiết bị kiểm định hiện đại hàng đầu trong Tổ chức Đăng kiểm ôtô quốc tế (CITA) được ứng dụng tại Việt Nam.

Mới đây nhất, Cục ĐKVN yêu cầu các Trung tâm đăng kiểm đang thực hiện kiểm định tại các đảo Phú Quốc, Côn Đảo, Lý Sơn, Phú Quý, phối hợp chặt chẽ với cơ quan đăng ký để nắm số lượng đăng ký tại các huyện đảo, tổ chức thực hiện kiểm định để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Qua gần 2 tháng thực hiện đã tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện tại huyện đảo. Riêng tại Phú Quốc, tính đến  22/7/2022,  đã kiểm định được gần 230 xe đăng ký trên đảo.

 

Hệ thống kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới là liền mạch, bao gồm kiểm tra chất lượng từ sản xuất lắp ráp, nhập khẩu đến kiểm định lưu hành tới khi hết niên hạn sử dụng. Trong đó, công tác kiểm định xe cơ giới có mục tiêu đảm bảo chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới trong suốt quá trình tham gia giao thông, bảo vệ an toàn sinh mạng người tham gia giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. 

 Thực hiện Nghị quyết số 102/2020/QH14 ngày 8/6/2020 của Quốc Hội về việc phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu và các văn kiện có liên quan (EVFTA), chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ GTVT, Cục ĐKVN đã khẩn trương xây dựng Đề án thực hiện “Phụ lục 2-B: Xe cơ giới, phụ tùng và thiết bị của xe cơ giới”; Đề án đã được Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt ngày 25/7/2022. 

Đồng thời, Cục ĐKVN cũng đang chuẩn bị gia nhập Hiệp định về việc chấp nhận các quy định kỹ thuật thống nhất của Liên Hợp Quốc đối với xe cơ giới, phụ tùng và thiết bị được trang bị/sử dụng trên xe cơ giới và điều kiện thừa nhận lẫn nhau về phê duyệt kiểu loại (Hiệp định UNECE 1958).

Với những đóng góp cho xã hội và sự tăng cường hợp tác quốc tế, vai trò vị thế của Cục ĐKVN cũng như công tác kiểm định xe cơ giới ngày càng được đánh giá cao, được xã hội và người dân tin tưởng.

 

Ý kiến của bạn

Bình luận