Công nghệ đất trộn xi măng (SCM) được nghiên cứu và ứng dụng phổ biến cho các mục đích như xử lý nền đất yếu, gia cố đê, tường vây hố đào… Các nghiên cứu đất trộn xi măng (soilcrete) chủ yếu về các đặc trưng cơ học như cường độ, mô-đun biến dạng và biến dạng. Hệ số thấm của soilcrete (ks) bước đầu được nghiên cứu cho sét trộn xi măng, nhưng cát trộn xi măng chưa được nghiên cứu toàn diện. Nghiên cứu này nỗ lực nhắm đến hiểu biết toàn diện ứng xử thấm của đất cát san lấp vùng Tây Nam bộ trộn xi măng với các hàm lượng khác nhau lần lượt 200, 250, 300, 350, 400 kg/m3. Ba loại xi măng OPC, PCB và PCS được sử dụng trong nghiên cứu này. Quy trình thí nghiệm thấm tuân thủ Tiêu chuẩn ASTM D5084. Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) ks soilcrete giảm hơn 1.000 lần so với đất cát tự nhiên; (2) ks của soilcrete giảm khi tăng hàm lượng xi măng và thời gian bảo dưỡng; (3) ks của soilcrete tạo từ xi măng PCS thấp hơn từ xi măng OPC và PCB. (5) ks của soilrete tạo từ cát - xi măng đạt từ 8,07 x 10-8 m/s
Diễn đàn khoa họcHệ số thấm nước là một thông số quan trọng trong việc dự báo độ bền của các công trình bê tông cốt thép làm việc trong các môi trường xâm thực.
Diễn đàn khoa họcTrước thực trạng nhiều trận mưa lớn gây ra ngập lụt với mức thiệt hại khác nhau tại các thành phố lớn mỗi năm, chúng tôi mong muốn phát triển một giải pháp bền vững với bê tông rỗng có khả năng thoát nước mưa xuống mạch nước ngầm.
Bạn đọc: Bài báo giới thiệu thực nghiệm hiện trường xác định hệ số thấm của cát chảy khu kinh tế Nghi Sơn.