Loại đèn thông minh “AV light bar” dành cho xe tự lái của Ford. |
Ngày nay, theo xu thế phát triển lĩnh vực xe tự lái được các hãng xe cũng như các tập đoàn công nghệ quan tâm. Lĩnh vực xe tự lái cũng có cũng đã ghi nhận những thành công bước đầu của các hãng xe, có thể kể đến như: Audi trang bị khả năng tự lái cấp độ 3 (level 3 SAE) cho chiếc Audi A8, Jaguar Land Rover thử nghiệm thành công xe tự lái trong điều khiện đường phố công cộng tại Anh trên chiếc Range Rover Sport v.v.
Hãng Ford cũng đang triển khai dự án xe tự lái cho riêng mình. Trong quá trình nghiên cứu và phát triển xe tự lái, các chuyên gia của Ford nhận thấy việc “giao tiếp” giữa người, xe tự lái và các phương tiện khác chưa thực sự hiệu quả, là nguyên nhân của một số tai nạn.
Theo đó, Ford đã đưa ra ý tưởng về một loại đèn được gắn phía trước để giúp cho người đi bộ, hay các phương tiện khác hiểu được chiếc xe tự lái đang định làm gì, điều này góp phần thay đổi hành vi của mọi người để thích ứng với những chiếc xe tự lái trong điều kiện giao thông thực tế. Loại đèn của Ford được gọi là “AV light bar” hay "AV light signal" có 3 kiểu sáng khác nhau tương ứng với 3 trạng thái hoạt của xe bao gồm: Xe sắp dừng (khi hai chùm ánh sáng trắng di chuyển hai bên), xe đang hoạt động (đèn sáng liên tục) và xe chuẩn bị di chuyển (đèn sáng và chớp tắt liên tục).
Thử nghiệm đèn thông minh của Ford Đức. |
Cuối năm 2017, Ford đã làm việc với VTTI (Viện Giao thông Công nghệ Virginia) để tiến hành một nghiên cứu thực tế về loại đèn này trên chính dự án xe tự lái của mình với chiếc Ford Focus. Kết quả đạt được rất khả quan, giúp các phương tiện xung quanh hiểu rõ phần nào. Ford tiếp tục làm việc với tổ chức tiêu chuẩn kỹ thuật ISO và hiệp hội kỹ sư Mỹ SAE để tạo ra một giao diện hợp nhất, thiết lập một tiêu chuẩn về ý tưởng đèn tín hiệu cho xe tự lái của mình. Trong thời gian chờ đợi, Ford đã hợp tác với Đại học Công nghệ Chemnitz, ở Đức để thử nghiệm ý tưởng này tại Châu Âu với nhiều cải tiến mới và gọi dự án này là Core Lighting.
Ông Thorsten Warwel, quản lý Core Lighting Fod Châu Âu: “Về cơ bản, mọi người cần tin tưởng vào các phương tiện tự trị và phát triển một phương tiện giao tiếp trực quan phổ biến là chìa khóa cho điều đó. Thông thường người đi bộ, người đi xe đạp sẽ sử dụng cử chỉ tay, gật đầu và tín hiệu ngón tay để giao tiếp với người lái xe hơi. Nhưng làm thế nào những chiếc xe tự lái vốn dĩ sẽ không có người lái (level 5) sẽ giao tiếp với những người xung quanh? Chúng tôi đang tìm câu trả lời cho câu hỏi này.”
Thử nghiệm mới nhất tại Đức, các nhà nghiên cứu sử dụng mẫu xe Transit và nhân viên sẽ mặc một chiếc áo đặc biệt nhằm “nguỵ trang” với mọi người xung quanh. Mục đích làm cho mọi người tưởng đây là một chiếc xe tự lái hoàn toàn và xem phản ứng của mọi người như thế nào. Kết quả khảo sát cho thấy 60% trong số 173 người được khảo sát sau khi gặp Transit Connect nghĩ rằng đó là một chiếc xe tự trị. Cùng với các phản ứng quan sát được của hơn 1.600 người đều cho thấy có mức độ chấp nhận và tin tưởng cao của con người đối với các tín hiệu của xe. Theo Ford, đây là kết quả ngoài mong đợi cho thí nghiệm này.
Với mục tiêu phát triển một chiếc xe tự lái và triển khai đầu tiên ở Bắc Mỹ vào năm 2021, Ford đang nỗ lực để đảm bảo rằng mọi người tin tưởng vào những chiếc xe tự trị của mình. Điều cần thiết cho việc này là việc tạo ra một tiêu chuẩn công nghiệp để truyền đạt ý định lái xe. Hiện tại, Ford đang hợp tác với một số tổ chức công nghiệp, bao gồm Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế và Hiệp hội Kỹ sư ô tô Quốc tế, và các tổ chức công nghệ khác giúp tạo ra tiêu chuẩn hoá cho ý tưởng của mình.
Như vậy, với những nổ lực và cam kết trên cho thấy hãng Ford đã quyết tâm tham gia vào lĩnh xe tự lái, vốn là “cuộc chơi tốn kém” của các ông lớn trong ngành công nghiệp ô tô.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.