Cậu phi công tập sự này đã ngất đi trong quá trình bay, may mắn thay chiếc chiến đấu cơ F-16 được trang bị hệ thống tránh va chạm mặt đất, đã hạ cánh an toàn và cứu mạng phi công trẻ kia.
Có tên gọi Automatic Ground Collision Avoidance System hay Auto-GCAS, hệ thống này đã tiêu tốn gần 30 năm cho Không lực Hoa Kỳ nghiên cứu và phát triển, với sự trợ giúp của NASA, hãng Lockheed Martin và phòng nghiên cứu của chính cơ quan phòng không này. Họ đã giới thiệu hệ thống Auto-GCAS cho phi đội F-16 vào năm 2014 và tính tới nay, nó đã cứu sống 4 phi công, tính cả cậu phi công trẻ trong đoạn clip mới công bố.
Auto-GCAS vận hành với thuật toán so sánh và dự đoán đường bay của máy bay với những địa hình được lưu trong hệ thống, và tính toán những va chạm sắp xảy ra . Theo như chuyên gia không quân phân tích và giải thích:
"Trong trường hợp này, một phi công F-16 tập sự đã bay trên không với hay người hướng dẫn mặt đất. Phi công trẻ này đã xoay vòng máy bay trên không và tiến hành kéo máy bay lại vị trí ban đầu, nhưng trong quá trình đó cậu ta đã bất tỉnh khi trải qua lực G lên tới 8,38 đơn vị."
"Chỉ sau 22 giây, chiếc F-16 đã chúc mũi xuống tới 50 độ so với mực ngang bằng, lao xuống với vận tốc siêu thanh. Người hướng dẫn đã hoảng hốt gọi radio khi cậu sinh viên trẻ đang lao xuống với vận tốc 1.086 km/h tại độ cao 3,7 km . Phi công không phản hồi sau 3 lần gọi nhưng may mắn là hệ thống Auto-GCAS đã vào cuộc, kéo máy bay lại điểm thăng bằng ở độ cao 2,6 km, khi phi cơ đang bay với vận tốc 1.200 km/h”.
Cậu phi công đã tỉnh lại khi máy bay ở độ cao gần 900 mét và với vận tốc kinh hồn như vậy, thì cậu không còn cách xa mặt đất. May mắn là mọi chuyện không trở thành thảm họa, khi cậu ta có thể kéo máy bay lại được.
Thật may mắn, và cảm ơn những nhà nghiên cứu đã làm ra được một hệ thống tuyệt vời như vậy. Cứ đà này, chỉ không lâu nữa là hệ thống máy móc sẽ thay thế những phi công thuộc giống loài người yếu đuối này.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.