Có điều, các bạn có bao giờ để ý tới một dấu hình trôn ốc ở chóp trục cánh quạt và có bao giờ các bạn thắc mắc tại sao người ta lại sơn hình trôn ốc này? Phải chăng chỉ để cho vui?
Thực sự đây là một dấu hiệu bắt buộc và chức năng của nó là đảm bảo an toàn cho nhân viên mặt đất cũng như chính chiếc máy bay!
Dấu hiệu an toàn đối với các nhân viên mặt đất
Dấu trôn ốc động cơ giúp họ nhận ra khu vực quanh động cơ có an toàn hay không. |
Mục đích của nó đầu tiên là giúp nhân viên mặt đất biết được động cơ có đang hoạt động.
Hình trôn ốc là dấu hiệu thường thấy được sơn trên chóp trục cánh quạt của động cơ phản lực. Với những chiếc máy bay dùng động cơ cánh quạt (turboprop) hay trực thăng thì tại đầu mút các cánh cũng có những vệt màu. Dù là dấu gì đi nữa khi mục đích của nó đầu tiên là giúp nhân viên mặt đất biết được động cơ có đang hoạt động (cánh quạt có đang quay) hay không và quay theo chiều nào. Thêm vào đó, dấu hình trôn ốc cũng giúp họ biết được động cơ quay nhanh hay chậm - một yếu tố rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ bị hút vào động cơ.
Nhân viên mặt đất tại sân bay thì rất nhiều và họ thực hiện nhiều chức năng khác nhau xoanh quanh chiếc máy bay, nhất là khi máy bay đã hạ cánh và bắt đầu lăn vào vị trí dừng trả khách. Sẽ có những nhân viên mặt đất làm nhiệm vụ dỡ hành lý, tiếp nhiên liệu, kiểm tra kĩ thuật, … Trong môi trường sân bay vốn rất ồn ào thì các nhân viên mặt đất thường đeo tai nghe chống ồn hay mũ bảo hiểm, thậm chí nếu không đeo đi nữa thì cũng khó mà phân biệt được động cơ nào đang chạy trong hàng tá máy bay với động cơ đang gầm rú. Vì vậy dấu trôn ốc động cơ giúp họ nhận ra khu vực quanh động cơ có an toàn hay không.
Trong một bài đăng trên trang blog của KLM - hãng hàng không hoàng gia Hà Lan, tác giả Renee Penris cho biết: "Luôn có một khu vực nguy hiểm xung quanh mọi động cơ. Chẳng hạn như động cơ của chiếc Boeing 787 Dreamliner khi đang nghỉ có cự ly nguy hiểm là 4,57m tính từ đầu chóp của tâm cánh quạt. Mọi thứ tiếp cận quá gần động cơ cho dù nó đang nghỉ, cánh quạt quay chậm vẫn có thể bị hút vào".
Ông nói thêm: "Dấu trôn ốc xuất hiện từ cách đây phải 50 - 60 năm về trước. Trên những chiếc máy bay đời cũ với cánh quạt lớn phía trước động cơ, chúng có thể xoay bất chợt khi trời có gió to. Một số loại động cơ thì cánh quạt cần phải quay trước khi nhiên liệu được nạp vào để khởi động. Thành thử ra dấu trôn ốc rất quan trọng để nhận biết hoạt động của động cơ.
Dấu trôn ốc này không đóng vai trò đuổi chim như mọi người vẫn nghĩ.
Nhân viên mặt đất hay kĩ sư bảo trì có thể dễ dàng nhìn thấy hướng quay của cánh quạt, có đúng hướng hay không, từ đó thông báo cho phi hành đoàn hay phi công để họ có thể tiến hành các thủ tục tiếp theo (Các bạn có nhớ máy bay khi xưa cần có người khởi động cánh quạt thủ công?). Dĩ nhiên, những thủ tục như vậy không còn áp dụng với các loại động cơ đời mới bởi mọi thứ được thay bằng hệ thống auto-start. Trên động cơ phản lực, bạn chỉ có thể thấy dấu trôn ốc khi nhìn đối diện với máy bay, còn với máy bay dùng động cơ đẩy, chúng có các dấu hiệu trên cánh quạt để khi quay ở tốc độ cao, các dấu này tạo thành một vòng tròn liền mạch trong không khí giúp bạn biết nó rất nguy hiểm, tránh "rơi đầu"".
Trên đây là video ghi lại vụ tai nạn của J.D Bridges - một nhân viên phục vụ trên tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đã bị hút vào động cơ phản lực của chiếc A6 Intruder đang chuẩn bị cất cánh hồi tháng 2 năm 1991. May mắn là Bridges chỉ bị thương và thứ cứu mạng anh ta là chiếc mũ bảo hiểm, chiếc mũ đã làm kẹt động cơ khiến nó quay chậm lại và các nhân viên khác cũng đã lập tức báo cho phi công tắt động cơ.
Đuổi chim?
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, các công ty hàng không bắt đầu đầu tư nghiên cứu về dấu trôn ốc trên động cơ khi nó cho thấy hiệu quả chống hỏng hóc dẫn đến tai nạn do va phải chim. Rolls-Royce đã giải thích tầm quan trọng của dấu trôn ốc rằng: "Khi bay, dấu trôn ốc này tạo ảo giác nhấp nháy khi động cơ quay ở tốc độ cao khiến những con chim sợ hãi và chủ động tránh xa khỏi động cơ".
Tuy nhiên, trong một bài đăng trên tạp chí Aero Magazine của Boeing, tác giả là một nhà nghiên cứu, cựu phi công cho rằng chim thường chủ động tránh xa máy bay bởi tiếng ồn động cơ và khí động học. Do đó, những dấu trôn ốc này không đóng vai trò đuổi chim như mọi người vẫn nghĩ. Dù vậy, vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi về vấn đề này và chuyện dấu trôn ốc này có đuổi được chim hay không thì vẫn chỉ là "có lẽ", tốt nhất là nên hỏi con chim.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.