Giao thông tại khu vực ĐBSCL vẫn còn nhiều hạn chế |
Tăng kết nối tốc độ cao cho Đồng bằng Sông Cửu Long
Theo Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết: Tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh với vai trò là hành lang xương sống của trục ngang, khi được đầu tư thông tuyến và hoàn thiện sẽ kết nối các tuyến trục dọc như Quốc lộ 1, cao tốc Bắc - Nam phía Đông (cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ - Cà Mau), cao tốc Bắc - Nam phía Tây (đường N2 - Mỹ An - Cao Lãnh - Lộ Tẻ - Rạch Sỏi) tạo sức lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Do vậy, cần thiết đầu tư hoàn thành tuyến đường bộ cao tốc An Hữu – Cao Lãnh nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo động lực, sức lan tỏa để phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đất nước.
Trong khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, tuyến cao tốc An Hữu – Cao Lãnh là một trong 3 tuyến cao tốc trục ngang trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Việc đầu tư xây dựng mới tuyến đường cao tốc An Hữu – Cao Lãnh góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông trong khu vực, đáp ứng nhu cầu vận tải trên tuyến hành lang theo trục ngang chạy theo bờ Bắc sông Tiền, đồng thời đoạn tuyến là một phần tuyến cao tốc Hồng Ngự - Trà Vinh để kết nối cửa khẩu quốc tế Dinh Bà (Đồng Tháp) với các các cảng biển khu duyên hải, khu kinh tế Định An.
Tuyến cao tốc sẽ giải quyết điểm nghẽn giao thông hiện hữu tại tỉnh Đồng Tháp |
Việc đầu tư tuyến đường cao tốc An Hữu – Cao Lãnh phù hợp với chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.“Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000 km đường bộ cao tốc, trong đó đến năm 2025 hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông..., nghiên cứu, xây dựng một số tuyến đường bộ cao tốc như An Hữu – Cao Lãnh, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu…”, Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050 (đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch thông qua, Bộ Giao thông vận tải đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Tờ trình số 7066/TTr-BGTVT ngày 20 tháng 7 năm 2021)
Phát huy lợi thế đầu tư theo hình thức PPP
Theo Ban QLDA Mỹ Thuận, hiện nay, đầu tư xây dựng đường bộ bằng nguồn NSNN không đáp ứng được yêu cầu phát triển KT-XH và như vậy không tạo điều kiện cho sự tăng trưởng kinh tế chung của toàn xã hội. Mặt khác nếu tập trung chủ yếu vào nguồn NSNN cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông sẽ tạo áp lực tăng nợ công. Trong khi đó, đầu tư theo hình thức PPP có các lợi thế như sau: Huy động được nguồn lực xã hội, giảm áp lực vốn Nhà nước.Tận dụng được thế mạnh về công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ khối tư nhân. Phân chia rủi ro hợp lý giữa Nhà nước và nhà đầu tư trong quá trình đầu tư và khai thác dự án.
Việc đầu tư theo hình thức PPP đối với đường bộ cao tốc nói chung và cao tốc An Hữu – Cao Lãnh nói riêng có lợi thế hơn các dự án đầu tư theo hình thức PPP trên các tuyến đường đang khai thác đặc biệt là khắc phục được hoàn toàn các bất cập về tính công bằng trong thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ.
Trong tương lai khi hoàn thành đưa vào khai thác tuyến đường bộ cao tốc An Hữu – Cao Lãnh có năng lực lớn, an toàn, tốc độ cao; kết nối các trung tâm kinh tế, chính trị, các khu kinh tế, khu công nghiệp trọng yếu; từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ, với các công trình hiện đại, có sức lan tỏa cao để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng - an ninh; tăng năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng.
Tuy nhiên, cũng theo Ban QLDA Mỹ Thuận,việc huy động vốn ngoài ngân sách hiện còn khó khăn: Theo quy định của Luật PPP, ngoài nguồn vốn nhà nước tham gia dự án và vốn chủ sở hữa của Nhà đầu tư (tối thiểu 15%), nhà đầu tư cần huy động phần vốn còn lại từ nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, tăng tỷ lệ tham gia vốn chủ sở hữu hoặc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để thực hiện dự án. Tuy nhiên, từ thực tế triển khai các dự án PPP thời gian qua cho thấy một trong những khó khăn, vướng mắc lớn nhất là nguồn huy động vốn vay để triển khai. Hiện nay, bên cạnh việc huy động vốn tín dụng từ các ngân hàng thương mại, Luật đã cho phép doanh nghiệp dự ánđược phát hành trái phiếu doanh nghiệp để huy động vốn. Tuy nhiên, đối với các dự án giao thông có thời gian thu hồi vốn dài nên việc huy động nguồn vốn để triển khai dự án sẽ còn khó khăn.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.