Trong lúc lưu thông mà nghe thấy còi khẩn cấp hoặc đèn khẩn cấp đến từ xe cảnh sát hoặc cấp cứu, bạn cần giảm tốc độ và phán đoán tình huống xem xe đấy đến từ phía nào và sẵn sàng nhường đường. Nếu đường chỉ có một làn cho mỗi chiều, bạn phải tấp vào bên phải và dừng lại hẳn để nhường đường. Nếu đường có hai làn xe trở lên, xe chạy bên trái cùng sẽ tấp về phía bên trái, xe chạy những bên phải thì phải tấp về bên phải.
Tôi trải nghiệm nhiều lần phải nhường đường cho xe cấp cứu trong điều kiện đường đông, vì mọi người đều chạy đúng làn và đường được thiết kế tốt nên kể cả khi tắc đường, việc nhường đường cho xe ưu tiên là luôn khả thi và nhanh chóng.
Xe ưu tiên cũng thiết kế đèn khẩn cấp ở trên đầu, màu xanh, rất dễ phân biệt với đèn xi-nhan màu vàng ở phía dưới nên người tham gia giao thông cũng sẽ biết được xe đó muốn rẽ ở đâu để nhường đường.
Ở Đức, xe ưu tiên có được chạy ngược chiều không? Tôi không biết nhưng cũng chưa gặp qua bao giờ.
Trong trường hợp xe cảnh sát bám sau đuôi xe bạn hú còi và đèn và có chữ “please stop” ở trên đầu thì bạn phải tấp vào bên phải và dừng lại ngay. Nếu xe cảnh sát đi trước mũi xe bạn, hú còi và đèn và có chữ “please follow” thì bạn phải đi theo xe cảnh sát tới lúc xe cảnh sát dừng lại. Khi dừng lại, bạn không được xuống khỏi xe trước khi có yêu cầu của cảnh sát, hai tay đặt lên vô-lăng để thể hiện bạn không ý định xấu (dùng vũ khí hay gì đấy). Trường hợp bị cảnh sát dừng xe rất hiếm khi xảy ra, trừ khi bạn chạy quá tốc độ quá lớn hoặc gây tai nạn bỏ chạy.
Xe biển nước ngoài đi qua biên giới các nước cũng thi thoảng bị dừng bởi cảnh sát để kiểm tra.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.