Toàn cảnh buổi hội thảo |
Hội thảo được Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chính sách (DEPOCEN), Trung tâm Nghiên cứu khoa học Cộng hòa Pháp (CNRS), Đại học Ngoại thương và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức thực hiện.
Đây là Hội thảo thường niên dành cho các nhà kinh tế học, học giả về khoa học kinh tế - tài chính và quản trị kinh doanh ở Việt Nam và các nước trên toàn thế giới gặp gỡ, trao đổi các kết quả nghiên cứu. Hội thảo VEAM 2016 là địa chỉ kết mạng lưới toàn cầu của các nhà kinh tế Việt Nam và các nhà khoa học xã hội khác mở rộng và củng cố hợp tác trong nghiên cứu về kinh tế Việt Nam. Đây là cơ hội gặp gỡ của các trường đại học các khối ngành kinh tế được tiếp cận, giao lưu, trao đổi hợp tác với các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp về kinh tế trong và ngoài nước.
Tham gia tại Hội thảo, có 4 bài nghiên cứu chính của các nhà kinh tế học nổi tiến thế giới như GS. Markus Brueckner (Đại học Quốc gia Úc), GS. Đức–Thọ Nguyen (Đại học Griffith), GS. Makoto Tawada (Đại học Aichi Gakuin) và GS. Wei Zhou (Đại học Kinh doanh Paris) được trình bày tại 4 phiên toàn thể và 25 phiên thảo luận chuyên sâu cho hơn 95 bài tham luận từ các học giả Việt Nam và từ 20 quốc gia trên thế giới.
Với tham luận “Làm thế nào để nâng cao chất lượng của nghiên cứu và giảng dạy về kinh tế tại các trường đại học kinh tế tại Việt Nam”. GS Lê Văn Cường đã có phân tích và luận giải những vấn đề trong đào tạo và nghiên cứu của đại học Việt Nam.
GS. Nguyễn Đức Khương, Trưởng khoa Kinh tế - Tài chính tại Học viện quản lý và quản trị kinh doanh Paris (Pháp), người được giới kinh tế học RePEc xếp thứ 7 trong số 200 nhà kinh tế trẻ xuất sắc của thế giới. Tại Hội thảo, GS. Khương có những chia sẻ và phân tích về lĩnh vực tài chính – ngân hàng, góp phần tăng cường sự hợp tác và nâng cao năng lực quản cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Hội thảo thường niên các nhà kinh tế học Việt Nam là nơi gặp gỡ, giao lưu giữa các nhà khoa học trong nước và quốc tế |
Cũng trong Hội thảo, ông Trần Phương (Phó Tổng Giám đốc BIDV) và ông Nguyễn Ngọc Anh (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chính sách và phát triển ( DEPOCEN) tiến hành thảo luận về chất lượng nguồn nhân lực ngành tài chính – Đại học New South Wales (Úc), Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc Dân cũng sẽ có bài phát biểu về các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy. Phiên thảo luận cũng là cơ hội hiếm có cho các nghiên cứu sinh tiến sĩ có thể trình bày đề cương nghiên cứu của mình nhằm thu nhận những ý kiến đóng góp cũng như các ý tưởng từ các học giả tham gia Hội thảo để hoàn thiện luận án.
Thông qua các phiên thảo luận, Hội thảo sẽ đề xuất các giải pháp giải quyết các vấn đề về kinh tế trong môi trường hội nhập quốc tế, đưa ra những ý tưởng mới, chia sẻ kiến thức chuyên ngành mới cập nhật và trình bày về định hướng phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.