Cao tốc Đồng Nai - Lâm Đồng sẽ đi vào hoạt động năm 2021- (Ảnh minh họa). |
Theo đó, dự án xây dựng cao tốc Dầu Giây-Liên Khương (từ Đồng Nai đến Lâm Đồng) sẽ được chia thành 3 dự án thành phần với tổng vốn đầu tư hơn 55.000 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần 1 từ Dầu Giây-Tân Phú dự kiến khởi công vào cuối năm 2017 theo hình thức hợp đồng BOT.
Hiện tại, Bộ GTVT đã phê duyệt đề xuất dự án thành phần 1 xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú với chiều dài 59,6 km, tổng mức đầu tư hơn 14.650 tỷ đồng.
Dự án được phân kỳ đầu tư làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 đầu tư gần 8.000 tỷ đồng xây dựng đường cao tốc 4 làn xe hạn chế, tốc độ là 80 km/h. Giai đoạn 2 là hoàn chỉnh đường cao tốc 4 làn xe vận tốc thiết kế từ 100-120 km/h với mức đầu tư gần 6.700 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công vào quý IV/2017, hình thức đầu tư hợp đồng BOT không có sự hỗ trợ của Nhà nước và dự kiến hoàn thành vào 2020.
Dự án thành phần thứ 2 từ Tân Phú đến Bảo Lộc dài 66 km với tổng mức đầu tư hơn 17.260 tỷ đồng, sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA. Dự kiến nguồn vốn vay ODA là 14.300 tỷ đồng, vốn đối ứng của Chính phủ là 2.300 tỷ đồng.
Dự án thành phần thứ 3 từ Bảo Lộc đến Liên Khương dài 73 km với mức đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng, sẽ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT có nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Trong đó, dự án thành phần 2 và 3 sẽ khởi công vào năm 2018 và hoàn thành vào năm 2021. Như vậy, gần 200 km đường cao tốc nối tỉnh Đồng Nai - Lâm Đồng sẽ hoàn thành thông xe vào năm 2021.
Theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai có năm tuyến cao tốc đi qua gồm TPHCM-Long Thành-Dầu Giây (đã hoàn thành), Bến Lức - Long Thành (đang xây dựng), Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Đà Lạt, và Biên Hòa - Vũng Tàu. Ngoài ra, còn có hai tuyến đường vành đai 3 và 4 TPHCM cũng có một đoạn chạy qua Đồng Nai.
Theo đó, dự án xây dựng cao tốc Dầu Giây-Liên Khương (từ Đồng Nai đến Lâm Đồng) sẽ được chia thành 3 dự án thành phần với tổng vốn đầu tư hơn 55.000 tỷ đồng. Trong đó, dự án thành phần 1 từ Dầu Giây-Tân Phú dự kiến khởi công vào cuối năm 2017 theo hình thức hợp đồng BOT.
Hiện tại, Bộ GTVT đã phê duyệt đề xuất dự án thành phần 1 xây dựng đường cao tốc Dầu Giây-Tân Phú với chiều dài 59,6 km, tổng mức đầu tư hơn 14.650 tỷ đồng.
Dự án được phân kỳ đầu tư làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 đầu tư gần 8.000 tỷ đồng xây dựng đường cao tốc 4 làn xe hạn chế, tốc độ là 80 km/h. Giai đoạn 2 là hoàn chỉnh đường cao tốc 4 làn xe vận tốc thiết kế từ 100-120 km/h với mức đầu tư gần 6.700 tỷ đồng. Theo kế hoạch, dự án sẽ được khởi công vào quý IV/2017, hình thức đầu tư hợp đồng BOT không có sự hỗ trợ của Nhà nước và dự kiến hoàn thành vào 2020.
Dự án thành phần thứ 2 từ Tân Phú đến Bảo Lộc dài 66 km với tổng mức đầu tư hơn 17.260 tỷ đồng, sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA. Dự kiến nguồn vốn vay ODA là 14.300 tỷ đồng, vốn đối ứng của Chính phủ là 2.300 tỷ đồng.
Dự án thành phần thứ 3 từ Bảo Lộc đến Liên Khương dài 73 km với mức đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng, sẽ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT có nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước.
Trong đó, dự án thành phần 2 và 3 sẽ khởi công vào năm 2018 và hoàn thành vào năm 2021. Như vậy, gần 200 km đường cao tốc nối tỉnh Đồng Nai - Lâm Đồng sẽ hoàn thành thông xe vào năm 2021.
Theo quy hoạch, tỉnh Đồng Nai có năm tuyến cao tốc đi qua gồm TPHCM-Long Thành-Dầu Giây (đã hoàn thành), Bến Lức - Long Thành (đang xây dựng), Dầu Giây - Phan Thiết, Dầu Giây - Đà Lạt, và Biên Hòa - Vũng Tàu. Ngoài ra, còn có hai tuyến đường vành đai 3 và 4 TPHCM cũng có một đoạn chạy qua Đồng Nai.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.