Hợp tác quốc tế giữa các nhà khoa học ngày càng khó khăn?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Ứng dụng 24/07/2017 16:26

Các nhà nghiên cứu đang lo ngại về những ảnh hưởng của các chính sách hạn chế du lịch của các nước đến sự hợp tác quốc tế của họ

 

1683284
 

Theo Futurism, mặc dù mục đích của các chính sách ảnh hưởng đến du lịch và nhập cư có thể có rất ít hoặc không liên quan gì đến khoa học, nhưng trong thực tế các nhà nghiên cứu đang làm quen với các chính sách như Brexit ở Anh và sắc lệnh hành pháp về nhập cư ở Hoa Kỳ. 

Thách thức quốc tế

Nhiều nhà khoa học đang không chắc chắn về các đối tác quốc tế của họ, cũng như tương lai của các dự án hiện tại - vào đầu tháng 1, các nhà khoa học đã báo cáo về những vấn đề bắt nguồn từ các chính sách của chính phủ các nước đã ảnh hưởng đến những dự án hợp tác của họ.

Nhà khoa học hàng hải Andrew Rosenberg, giám đốc Trung tâm Khoa học và Dân chủ tại Liên hiệp Concerned Scientists, đã giải thích với The Scientist rằng sự hợp tác, tài trợ và du lịch "có sự liên quan mật thiết đến nhau theo ý thức của mọi người. Nếu bạn tái cấu trúc lại các quỹ tài trợ, cấm cửa những nơi bạn có thể tìm thấy những tài năng, và gây trở ngại đến sự hợp tác, thì bạn sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến các ngành nghiên cứu và các phòng thí nghiệm trên toàn thế giới".

Rosenberg dự đoán rằng sắc lệnh về người nhập cư của Mỹ và các chính sách hạn chế du lịch khác sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến những nhà khoa học đang mới chỉ bắt đầu sự nghiệp của mình. "Không chỉ là những đất nước trong danh sách nhập cư. Mọi người (từ tất cả các nơi) sẽ thận trọng hơn khi thực hiện công việc bậc sau tiến sĩ của mình hoặc làm giáo sư thỉnh giảng" tại Mỹ, ông nói với The Scientist, điều này có thể gây "ảnh hưởng tới cả thế hệ".

Các hạn chế về du lịch cũng khiến số lượng hồ sơ đăng ký tại các trường Đại học giảm đi và cũng thu hẹp phạm vi và mức độ đào tạo mà sinh viên có thể nhận được. Marga Soler, giám đốc dự án của Trung tâm Khoa học Ngoại giao AAAS, chia sẻ với New Scientist vào tháng 1 rằng Mỹ đang có nguy cơ mất đi vị trí khoa học của mình trong cộng đồng thế giới: "Về ngoại giao khoa học, đây rõ ràng là một tác động lớn đối với Quyền lực mềm của Mỹ - khả năng thu hút những người giỏi nhất và sáng giá nhất", cô nói. "Chảy máu chất xám là một hiện thực rất có thể xảy ra bởi các nước khác, như Canada, đang đề nghị tiếp nhận những người bị ảnh hưởng bởi chính sách này. Đó là một tổn thất đối với Mỹ".

Trên thực tế, những chuyến đi đến các hội nghị và những sự kiện khác quan trọng với sự hợp tác khoa học đến mức những tổ chức chuyên nghiệp như Hội Huyết học Mỹ (AHS) đã chính thức công nhận sự trọng yếu của nó. Tại những cuộc gặp thường niên của mình, AHS cung cấp các phòng riêng để các bác sĩ lâm sàng và các nhà khoa học có thể gặp mặt và bàn về việc hợp tác. Năm 2016, đã có hơn 1000 cuộc gặp mặt diễn ra tại sự kiện, và hơn 1/3 những người tham dự không đến từ Mỹ.

"Một chính sách hạn chế việc đi lại giữa các nước sẽ tổn thương đến khoa học bởi chúng ta không biết liệu các nhà khoa học nước ngoài còn muốn đặt chân đến Mỹ. Chúng ta không biết rằng liệu họ có cảm thấy được chào đón, hay thậm chí họ có xin visa hay không". Chủ tịch ASH và nhà nghiên cứu về ung thư Kenneth Anderson phát biểu. "Hợp tác quốc tế rất quan trọng đối với các tiến bộ khoa học. Hạn chế việc trao đổi các ý tưởng hoặc hoặc thực hành hoặc dữ liệu giữa các nền văn hoá sẽ làm chậm lại đáng kể tiến trình khoa học, cuối cùng sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, không chỉ ở Bắc Mỹ, mà trên cả thế giới".

Thành quả của hợp tác quốc tế

Đây có thể nói là một điều không cần phải bàn cãi; thậm chí chỉ một cuộc kiểm tra ngắn trong thế giới nghiên cứu khoa học cũng đủ để chứng minh rằng hợp tác quốc tế đã là cốt lõi của một số những khám phá đáng chú ý nhất thế giới trong những năm gần đây. Nhờ sự hợp tác quốc tế giữa các chính phủ, các cơ quan, tổ chức phi chính phủ và các công ty tư nhân, bệnh viêm tuỷ xám gây bại liệt gần như đã được loại trừ hoàn toàn. Canada đang mở một trung tâm quốc tế về liệu pháp tế bào gốc khi công nhận tầm quan trọng của nó đối với sức khoẻ con người. Trạm Không gian Quốc tế (ISS) là một ví dụ sáng chói về sự hợp tác quốc tế có thể đạt được.

Nhu cầu hợp tác vẫn rất cấp thiết. Trong cuộc họp G20 vừa rồi, thủ tướng Đức Angela Merkel đã ưu tiên đến việc chỉnh đốn kỹ thuật số toàn cầu, một hợp tác quan trọng khác sẽ sớm diễn ra trong tương lai gần. Cơ quan Vũ trụ Châu Âu dự định xây dựng một ngôi làng quốc tế trên mặt trăng trong vòng 20 năm - một mô hình trên mặt trăng của chính những ngôi làng trên toàn thế giới của chúng ta.

Trên thực tế, một nghiên cứu từ đầu năm nay đã chứng minh rằng hợp tác quốc tế đối với tiến trình khoa học hiện quan trọng hơn bao giờ hết, với số lượng các bài luận của các tác giả từ nhiều quốc gia đã tăng gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2015. Xu hướng này chắc chắn sẽ tiếp tục, nhưng chỉ xảy ra ở những nơi có thể tự đo đi lại.

Ý kiến của bạn

Bình luận