Hàng không chậm huỷ chuyến do bão. |
Cụ thể, Vietnam Airlines (VNA) hủy 8 chuyến giữa Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Cam Ranh (gồm VN9556, VN9561, VN1557, VN7554, VN1944, VN1945, VN1344, VN9351); hủy 2 chuyến giữa TP.HCM và Đà Lạt (gồm VN1380, VN1381). Kế hoạch bay bù phù hợp sẽ được triển khai trong ngày 5/11.
Jetstar Pacific cũng đã chủ động điều chỉnh lịch khai thác, giờ cất hạ cánh một số chuyến bay theo diễn biến của bão số 12 nhằm bảo đảm an toàn và hạn chế tối đa ảnh hưởng đi lại của hành khách.
Trong khi đó Vietjet cũng ngừng khai thác các chuyến bay đi và đến sân bay khu vực miền Trung trong hôm nay, gồm VJ612 (TP.HCM đi Cam Ranh); VJ611/VJ609/VJ613 (Cam Ranh – TP.HCM), VJ778 (Cam Ranh – Hà Nội) và các chuyến bay quốc tế từ Hàn Quốc, TQ đi và đến sân bay Cam Ranh.
Trong bối cảnh thời tiết phức tạp, hãng lưu ý hành khách chỉ mang theo hành lý gọn nhẹ. Hãng cũng đã sẵn sàng kế hoạch bay tăng cường ngay khi thời tiết cho phép .
Hành khách đang có kế hoạch đến, đi từ các sân bay Cam Ranh, Quy Nhơn, Tuy Hòa, Đà Lạt, Pleiku, Buôn Ma Thuột trong thời gian này nên thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, thông tin của các hãng nhằm chủ động lịch đi lại.
Tàu hoả tránh tâm bão
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa có công điện yêu cầu các đơn vị chức năng theo chức năng nhiệm vụ chuẩn bị các phương án ứng phò với bão số 12.
Cụ thể, các đơn vị làm nhiệm vụ bảo trì, sửa chữa, quản lý hệ thống thông tin đường sắt tập trung vào công tác tuần đường, phát hiện các sự cố để kịp thời sửa chữa khắc phục....
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng yêu cầu các ban chuyên môn theo dõi chặt chẽ tình hình mưa bão để tham mưu về phương án chạy tàu, phòng tránh và khác phục hậu quả bão, lũ.
Ông Vũ Anh Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, từ việc theo dõi tình hình bão, ngành điều hành cho tàu dừng ở các ga lớn trước và sau khu vực bão đổ bộ để chủ động công tác phục vụ ăn uống cho hành khách. Những hành khách có nhu cầu chuyển phương tiện khác vẫn có thể thực hiện.
Điều chỉnh hành trình ngay từ ga đi (như Hà Nội và ga Sài Gòn) để hành khách chủ động lựa chọn lộ trình. Khách có thể lùi hoặc huỷ hành trình được trả lại vé không mất phí như hàng không.
Ông Minh cho hay, từ trước tới nay, ngành đường sắt vẫn cho tàu chạy bình thường qua khu vực bão đổ bộ. Tuy nhiên, đã không ít lần tàu phải dừng giữa đường trong bão do đường ray bị ngập, bị lấp do sạt lở…
"Việc phục vụ khách ăn uống giữa đường tại khu vực ít dân cư, không gần ga rất khó khăn. Hành khách vất vả và không hài lòng, nhân viên phục vụ cũng hết sức khó khăn", ông Minh nói.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.