Tại Hội thảo, ông Khuất Việt Hùng cho biết việc triển khai hiệu quả tại dự án trong giai đoạn 2010 – 2012. tại quận Hải Châu và huyện Liên Chiểu tại thành phố Đà Nẵng đã được nhân rộng ra toàn thành phố, mở rộng thí điểm tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An trong giai đoạn 2013 -2014. Ngoài ra, ông cũng đánh cao mục tiêu đã đạt được của chương trình hành động toàn cầu tại Việt Nam, đồng thời UB ATGT Quốc gia cam kết tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ICAP triển khai các chương trình uống có trách nhiệm.
Theo ông Brett Brian – Phó Chủ tịch IARD/ICAP ( Trung tâm Quốc tế về Chính sách Chất có cồn) toàn cầu cho biết, sau 5 năm thực hiện chương trình, tình trạng lạm dụng rượu bia khi tham gia giao thông tại Việt Nam đã có dấu hiệu giảm xuống. Ông cũng nhấn mạnh tác hại của rượu bia không chỉ gói gọn trong việc tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng tới sự lành mạnh của toàn xã hội. Vì thế Liên minh Quốc tế về Uống rượu bia có trách nhiệm cam kết sẽ cùng chung sức với đối tác Việt Nam, đẩy lùi tình trạng sử dụng rượu bia khi lái xe; thêm vào đó, năm 2015 sẽ có thêm 6 quốc gia tham gia chương trình “ hành động toàn cầu”.
Cũng tại hội thảo, Chánh văn phòng UB ATGTQG Nguyễn Trọng Thái cho biết dự án “ Cải thiện tình trạng sử dụng chất có cồn và điều khiển phương tiện” do ICAP tài trợ, chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2010-2012) tại 2 quận của thành phố Đà Nẵng; Giai đoạn 2 ( 2013- 2014) tại toàn Đà Nẵng, 5 quận, huyện tình Thanh Hóa và Nghệ An. Qua công tác thực hiện, việc triển khai dự án đã tạo điều kiện thuận lợi cho 3 địa phương triển khai tốt hơn nhiệm vu phòng chống và kiểm soát người điều khiển vi phạm nồng độ cồn, tác động đến các địa phương khác trong công tác phòng chống uống rượu bia khi lái xe. Thông qua Dự án, tăng cường năng lực cho đội ngũ kiểm tra, tập huấn kỹ năng và trang bị dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm tra
Ngoài ra, dự án cón góp phần vào hoàn thiện quy trình tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm nồng độ cồn, tăng cường việc trao đổi học tập kinh nghiệm của các dự án trong nước và ở nước ngoài, đặc biệt là kinh nhiệm cưỡng chế vi phạm.
Tuy nhiên, công tác triển khai trong 5 năm còn tồn tại hạn chế trong công tác phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các lực lượng ở một số thời điểm còn thiếu chặt chẽ, cụ thể. Một số hoạt động còn chậm tiến độ, bao gồm công tác tuyên truyền, cưỡng chế, thu thập thông tin đo nồng độ trong máu. Việc ghi chéo theo biểu mẫu đo nồng độ cồn chưa được thực hiện đúng theo hướng dẫn tập huấn, dẫn đến thiếu thông tin đánh giá tác động của Dự án. Trong thời gian đầu, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền và cưỡng chế.
Theo báo cáo của Ban ATGT tỉnh Thanh Hóa, Dự án đã tạo điều kiện cho cán bộ tỉnh được tham gia trao đổi học tập kinh nghiệm tuyên truyền, kiểm soát nồng đọ cồn của Quốc tế . Các chiến dịch tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn đã xử lý được 12.294 trường hợp, với 636 trường hợp bị tước lái xe, thu về cho kho bạc nhà nước 1,8 tỷ đồng.
Bên cạnh những kết quả kể trên, công tác thực hiện còn gặp hạn chế về mặt hạn chế trang thiết bị, cùng với địa bàn rộng, lực lượng kiểm soát còn mỏng khiến cho việc đảm bảo điều kiện thực thi của dự án gặp nhiều hạn chế. Ngoài ra, lực lượng kiểm tra còn vập phải sự chống đối của đối tượng vi phạm nồng độ cồn.
Về giải pháp cho thời giạn tới, Đại diện tỉnh Thanh Hóa có đề xuất với UBATGTQG về việc duy trì chỉ đạo thường niên tổ chức tập huấn nâng cao cho cán bộ. Về phía ICAP tiếp tục quan tâm hỗ trợ các điều kiện tư vấn cũng như trao đổi kinh nghiệm của quốc tế.
Ngoài ra, theo đề nghị của Đại tá Lưu Thiện Minh, Trưởng phòng CSGT CA tỉnh Thanh Hóa, cần phải sớm ban hành các quy định về cấm bán rượu bia tại các bến xe , trạm dừng nghỉ, điểm vui chơi cho trẻ em, quan tâm tăng cường trang thiết bị, phương tiện máy móc công cụ phục vụ hỗ trợ công tác tuyên truyền nhằm nâng cao hiệu quả của lực lượng cảnh sát giao thông
Liên quan đến công tác kiểm soát sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông, Ban ATGT tỉnh Nghệ An đã tích cực công tác tuyên truyền về nguy cơ của rượu bia, lực lượng Công An tỉnh thường xuyên phối hợp với báo chí xây dựng tin bài,phóng sự tuyên truyền giải thích quy định pháp luật đối với người dân, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên. Thành lập các tổ công tác tuần tra tăng cường nhằm kiểm soát, xử lý vi phạm vào các giờ cao điểm, các thời điều sau ăn nhậu.
Ngoài các chiến dịch về xử lý vi phạm, mỗi năm Công an tỉnh mở nhiều đợt cao điểm chuyên đề về đảm bào TTATGT, trong đó việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn là một trong những mục tiêu trọng tâm chính.
Ông Khuất Việt Hùng cho biết, trên cơ sở đánh giá của nhóm nghiên cứu độc lập trường ĐH Kinh tế quốc dân, dự án đã mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt tại thành phố Đà Nẵng, công tác triển khai tổ chức tại Đà Nẵng, tại giai đoạn 2, thành phố đã tự triển khai các công tác của chương trình với sự hỗ trợ về thông tin và đánh giá báo cáo của nhóm nghiên cứu. Đối với Nghệ An và Thanh Hóa, công tác triển khai đã được quan tâm và chỉ đạo của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân, ATGT tỉnh, đặc biệt là Nghệ An với mức chỉ đạo cấp Huyện. Báo cáo của nhóm nghiên cứu đã cho thấy nhận thức của người dân đã thay đổi theo chiều hướng tích cực sau khi thực hiện dự án.
Tuy nhiên, ông Hùng cho biết vẫn còn nhiều điều cần phải khắc phục về công tác điều hành chỉ đạo từ Ban chỉ đạo Trung ương tới địa phương cần phải được cải thiện về mặt báo cáo chi tiết tình hình vi phạm, kiểm tra nồng độ cồn. Ngoài ra, cần kết hợp giữa việc sử dụng hình ảnh của lực lượng kiểm tra vào việc răn đe người dân, cho người dân thấy việc sử dụng cồn khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt ngiêm khắc, qua đó ngăn ngừa và giảm thiểu tai nạn giao thông, vì thể cần tăng cường tần suất của lực lượng hoạt động kiểm tra. Ngoài ra, cũng cần phải có cách thức triển khai riêng biệt cho khu vực nông thôn và đô thị.
Hà Vũ
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.