Qua phân tích nguyên nhân và điều tra sự cố tàu bay được thực hiện kịp thời, đảm bảo yếu tố khách quan. Cục đã thực hiện công tác điều tra, thu thập thông tin đối với 01 sự cố mức B (tàu bay nước ngoài), 6 sự cố mức C, 4 sự cố mức D. Qua kết quả điều tra, Cục đã ban hành khuyến cáo yêu cầu các cá nhân, đơn vị liên quan tuân thủ quy trình khai thác đã được phê chuẩn; yêu cầu nhà khai thác thực hiện kiểm tra phỏng vấn đầu vào trước khi thực hiện chuyển loại đối với tất cả các loại tàu bay, bổ sung câu hỏi liên quan tới nguyên lý cấu tạo và cách thức vận hành các hệ thống tàu bay trong huấn luyện định kỳ của toàn bộ các đội bay; yêu cầu đơn vị cung cấp dịch vụ không lưu đánh giá năng lực trao đổi không lưu để giảm thiểu tình trạng tắc nghẽn, thực hiện huấn luyện lại đối với kíp trực không lưu để xảy ra sự cố; tiến hành thực hiện bình giảng, rút kinh nghiệm về sự cố đối với tất cả các cá nhân, tổ chức liên quan. Về công tác Giám sát An toàn hàng không, Cục đã tổ chức các đoàn kiểm tra giám sát an toàn đối với các hãng hàng không trong nước và hãng hàng không nước ngoài, đảm bảo an toàn phục vụ nhân dân đi lại trong dịp Tết Nguyên đán 2016 tại các sân bay Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Phú Quốc, Đà Nẵng, Cam Ranh, Thọ Xuân. Nhìn chung, các hãng hàng không tuân thủ các quy định về an toàn, đảm bảo an toàn khai thác bay, hạn chế tốt tình trạng chậm chuyến, hủy chuyến. Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn hàng không và xử phạt vi phạm hành chính, 9 tháng đầu năm, Thanh tra Cục đã xử phạt cá nhân và tổ chức là 19 trường hợp; Cảng vụ Hàng không miền Bắc, miền Nam, miền Trung xử phạt 181 trường hợp.
Trong 9 tháng đầu năm đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn an toàn hàng không của Chính phủ và Bộ GTVT và Cục được thực hiện nghiêm túc nhằm đảm bảo an toàn một cách tốt nhất.
Để đảm bảo an ninh an toàn cũng như giảm sự cố hàng không, trong Quý IV/2016, Cục đã đề ra phương án và nhiệm vụ an toàn như bảo đảm chất lượng, tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; tiếp tục cập nhật các quy định mới nhất của Tổ chức Hàng không dân dụng thế giới (ICAO); xây dựng các tài liệu hướng dẫn, sổ tay nghiệp vụ, tiêu chuấn kỹ thuật ngành; tiếp tục khắc phục khuyến cáo, sau đó đánh giá theo chương trình giám sát an toàn hàng không toàn cầu (USOAP) của ICAO; hoàn thiện khắc phục khuyến cáo của Cục Hàng không Mỹ (FAA), chuẩn bị sẵn sàng cho đợt đánh giá của FAA; đánh giá công tác triển khai thực hiện hệ thống quản lý an toàn (SMS) của các đơn vị cung cấp dịch vụ trên cơ sở triển khai mạnh mẽ các biện pháp cụ thể đã được nêu tại Chương trình an toàn quốc gia; tiếp tục thực hiện công tác giám sát liên tục theo kế hoạch đã đề ra, tiếp tục công tác cấp lại giấy chứng nhận người khai thác tàu bay và tổ chức bảo dưỡng trong nước; duy trì hoàn thiện chế độ báo cáo an toàn định kỳ; hoàn thiện hệ thống kiểm tra, cấp giấy phép nhân viên hàng không, quy trình, phương thức, cách thức kiểm tra thực hành cấp giấy phép nhân viên hàng không lĩnh vực khai thác tàu bay (thành viên tổ bay), nhân viên hàng không lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay, nhân viên điều khiển, vận hành trang, thiết bị mặt đất và nhân viên an ninh hàng không phù hợp yêu cầu ICAO; áp dụng các công nghệ mới vào công tác đào tạo huấn luyện, cấp phép nhân viên an ninh hàng không.
Đơn vị tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thực hiện các giải pháp của Đề án nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý, khai thác kết cấu hạ tầng hàng không theo kế hoạch thực hiện đề án của Cục; triển khai kiểm tra công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy, công tác duy trì đủ điều kiện khai thác, công tác sửa chữa, cải tạo cơ sở hạ tầng trên khu bay tại các cảng hàng không, sân bay, tiếp tục triển khai huấn luyện và nâng cao chất lượng đội ngũ giám sát viên an toàn trên từng lĩnh vực.
Tổ chức kiểm tra, xác minh các sự cố ảnh hưởng đến an toàn hàng không và các biện pháp xử lý, ngăn ngừa; chủ động xây dựng các phương án đề phòng, xử lý bất trắc có thể xảy ra trước tình hình biến động của thế giới, đảm bảo hoạt động bay an toàn
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.