Trong thời gian qua, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban ATGT Quốc gia và UBND thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Ban ATGT thành phố đã tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp đồng bộ, quyết liệt với quyết tâm, tiếp tục kéo giảm và kiềm chế TNGT so với cùng kỳ; Mặt khác trên địa bàn thành phố diễn ra nhiều sự kiện văn hóa - chính trị, đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, du lịch, đây là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, song cũng đặt ra những khó khăn, thách thức, trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt là, Công an thành phố tổ chức 06 đợt cao điểm, ra quân xử lý vi phạm TTATGT, tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề, bố trí lực lượng điều hòa hướng dẫn giao thông tại các nút giao thông trọng điểm, phức tạp. Huy động lực lượng, phương tiện kỹ thuật, tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền và tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện, góp phần hạn chế tai nạn giao thông do nguyên nhân từ rượu, bia, được dư luận xã hội đồng tình hưởng ứng.
- Ngành Giao thông vận tải tập trung đẩy mạnh việc đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là công tác tổ chức giao thông được chú trọng, nhất là việc hoàn thiện nút giao thông, xóa bỏ vòng xuyến, lắp đặt đèn tín hiệu giao thông nhằm phù hợp với gia tăng phương tiện; đề xuất cấm đỗ xe vào ngày chẳn, ngày lẻ; phân luồng giao thông đối với xe khách trên 30 chỗ vào trung tâm thành phố; cấm xe đầu kéo vào giờ cao điểm, tổ chức 02 đợt tổng rà soát các vị trí, khu vực tiềm ẩn TNGT, đã và đang khắc phục 65 điểm; Bên cạnh đó tăng cường công tác quản lý hoạt động vận tải dần đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân.
- Các cơ quan Thành viên Ban ATGT thành phố, Ban ATGT các quận, huyện đã tập trung chỉ đạo và tuyên truyền về an toàn giao thông theo chức năng nhiệm vụ, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TTATGT, góp phần xây dựng văn hóa giao thông trong công đồng, như Sở thông tin Truyền thông, Sở Giáo dục và đào tạo, Mặt trận và các hội, đoàn thể...
- Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, cần phải quy hoạch, đầu tư theo định hướng lâu dài như: bãi đỗ xe công cộng; công tác hậu kiểm các khu vực đỗ xe tại các nhà hàng, khách sạn… Mặt khác, phương tiện cá nhân tiếp tục gia tăng liên tục; hiện nay ôtô đăng ký mới tăng 11%, môtô đăng ký mới tăng hơn 12% so với cùng kỳ đã dẫn đến mật độ giao thông ngày càng dày đặc, nhất là khu vực trung tâm thành phố, co nguy cơ ùn tắc giao thông cục bộ. Trên truyến đường Ngô Quyền, Ngũ Hành Sơn hiện tượng xe đầu kéo, xe contairner hoạt động phức tạp do lưu lượng hàng hóa tại Cảng Đà Nẵng ngày càng tăng, xe tải ben vận chuyển đất đá, khoáng sản, vật liệu xây dựng phục vụ thi công hoạt động công trình, tuy tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu, quá tải không còn phổ biến nhưng vẫn tiềm ẩn các yếu tố gây mất ATGT, vệ sinh môi trường. Tình trạng xe khách quần đảo, đón trả khách sai quy định, xe khách trá hình vẫn hoạt động trái pháp...
- Ý thức tự giác chấp hành pháp luật của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế, phần lớn nguyên nhân các vụ TNGT đều do ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện; tình trạng vi phạm chạy quá tốc độ, đi không đúng phần dường, làn đường…vẫn còn xảy ra, nhất là khi không có lực lượng chức năng làm nhiệm vụ.
* Tình hình tai nạn giao thông. (Từ ngày 16/12/2017 đến 15/9/2018)
Trên địa bàn thành phố đã xảy ra 62 vụ, làm chết 43 người, bị thương 42 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 11 vụ (62/73= 15,06%), giảm 04 người chết (43/47= 8,5%), giảm 02 người bị thương (42/44= 4,5%). (Kèm phụ lục TNGT).
Trong đó: TNGT liên quan đến trẻ em: Xảy ra 04 vụ, chết 03 người, bị thương 04 người. So với cùng kỳ năm 2017, giảm 03 vụ (4/7), giảm 03 người chết (3/6), tăng 01 người bị thương (4/3).
* Công tác xử lý vi phạm về TTATGT (Từ 16/12/2017 đến 15/9/2018):
- Trên đường bộ: Lực lượng CSGT toàn thành phố phát hiện 51.979 trường hợp vi phạm, lập biên bản 48.268 trường hợp vi phạm (20.492 ôtô, 27.776 môtô). Ra quyết định xử phạt 44.694 trường hợp, chuyển kho bạc Nhà nước thu hơn 34 tỷ đồng. Tạm giữ 391 ôtô, 2.451 môtô. Tước quyền sử dụng GPLX 6.910 trường hợp (2.380 ô tô, 4.530 mô tô). So với cùng kỳ năm 2017, số trường hợp lập biên bản tăng 3.324 trường hợp (48.268/44.944= 7,4%), số tiền xử phạt tăng 2,8 tỷ đồng (34/31,2= 2,6%).
* Xử phạt qua hệ thống Camera giám sát: phát hiện, gửi thông báo 10.191 trường hợp, lập biên bản sau khi gửi thông báo 6.030 trường hợp.
* Kết quả xử lý theo chuyên đề: Nồng độ cồn: 1.215 t/h; Lạng lách: 03 t/h; Tốc độ: 7.787 t/h; Đi không đúng làn đường quy định: 12.969 t/h; Không đội mũ bảo hiểm: 5.132 t/h; Đi ngược chiều, đường cấm: 1.213 t/h; Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu: 5.453 t/h; Dừng, đỗ xe: 2.136 t/h; Rơi vãi, thải mùi hôi vào không khí: 341 t/h; Quá tải: 175 t/h; Kéo theo xe khác, cồng kềnh, xe “mù”, tự chế: 607 t/h; Xe ô tô tải Ben: 2.973 t/h; Taxi: 392 t/h…
- Trên đường sắt: Thường xuyên phối hợp với Đội 2 - Cục CSGT, Phòng TT-AT II- Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức các đợt kiểm tra tại các nhà ga và dọc tuyến đường sắt. Qua kiểm tra, đã phát hiện, lập biên bản 674 trường hợp vi phạm (490 mô tô, 184 ô tô). Ra quyết định chuyển kho bạc Nhà nước thu 263 triệu đồng.
- Trên đường thủy: Phối hợp với Thủy đoàn II - Cục CSGT, Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Bộ đội biên phòng Thành phố, Thanh tra Sở Du lịch.. Kết quả: Kiểm tra, lập biên bản 04 trường hợp tàu chở khách vi phạm TTATGT, chuyển Kho bạc Nhà nước thu 2.050.000 đồng.
- Thanh tra Sở Giao thông vận tải: Từ ngày 01/01/2018 đến ngày 15/9/2018, Thanh tra Sở Giao thông vận tải đã phối hợp với các lực lượng chức năng ra quyết định xử phạt 2.902 trường hợp vi phạm, chuyển Kho bạc nhà nước gần 4,3 tỷ đồng.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.