Khai mạc trưng bày "Đổi mới - Hành trình của những ước mơ"

Tác giả: Hạ Liên

saosaosaosaosao
Xã hội 23/09/2016 04:15

Trưng bày được thiết kế với khoảng 200 hiện vật, tài liệu, hình ảnh thuộc sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, kết hợp với các câu chuyện...


DSC_2365
Những hiện vật được trưng bày

"Đổi mới- Hành trình của những ước mơ" là triển lãm chuyên đề đặc biệt được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức nhân dịp kỷ niệm 5 năm ngày thành lập sáp nhập (26/9/2011-26/9/2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Trưng bày được thiết kế với khoảng 200 hiện vật, tài liệu, hình ảnh thuộc sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, kết hợp với các câu chuyện, bản giới thiệu, bản trích…

Ông Nguyễn Văn Đoàn - Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia chia sẻ “Tất cả lãnh đạo cũng như cán bộ của Bảo tàng lịch sử quốc gia đều có một trăn trở đó là với chức năng của mình, làm sao chuyển tải được đến công chúng những thông điệp, giá trị thông qua những tài liệu đang được lưu giữ, phản ánh sự kiện chính trị, sự kiện lịch sử văn hóa của đất nước. Đặc biệt năm 2016, chúng ta kỷ niệm 30 năm đổi mới toàn diện đất nước, chúng tôi đã đưa nội dung này vào kế hoạch từ rất sớm. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có rất nhiều trăn trở từ khâu lên ý tưởng cho đến quá trình thực hiện. Chúng tôi đã rất may mắn khi có được sự nỗ lực của các tình nguyện viên, sự phối hợp của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu quốc tế để cùng trao đổi, tháo gỡ và thể hiện ý tưởng”.

Theo bà Trần Thị Thu Hà - Phó trưởng phòng Hợp tác quốc tế của Bảo tàng, một trong những người tham gia thực hiện trưng trưng bày, trung bày “Đổi mới - Hành trình của những ước mơ" được bắt đầu từ tháng 3 và đây là trưng bày đầu tiên có sự kết hợp với người nước ngoài. Khi bắt tay vào xây dựng và thực hiện trưng bày này có rất nhiều khó khăn. Đây là trưng bày mở, Bảo tàng lịch sử sử quốc gia mong muốn đây là cầu nối để Bảo tàng đến gần với công chúng hơn nữa và chính từ trưng bày này, công chúng sẽ đón nhận, chia sẻ, đống góp nhiều tài liệu, hình ảnh với bảo tàng để trưng bày được hoàn thiện hơn, nội dung phong phú hơn nữa.

“Trong thời gian tới, Bảo tàng chúng tôi sẽ bổ sung, chỉnh lý lại phần trưng bày về một số thành tựu của công cuộc đổi mới vì bây giờ trên trưng bày của chúng tôi mới có hai phòng trưng bày với một số sưu tập, trung bày còn khá khiêm tốn. Chúng tôi sẽ tiếp tục tiếp cận những nhân chứng để thu thập những câu chuyện, hiện vật của người dân về công cuộc đổi mới”, bà Trần Thị Thu Hà cho biết.

Theo đó, thông qua nhiều tài liệu, hiện vật, tiếng nói, câu chuyện của những chính trị gia, nhà nghiên cứu và những người dân bình thường, Đổi mới- Hành trình của những ước mơ gửi đến người xem những thông tin, hình ảnh về một giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Bên cạnh những đổi thay, thành tựu là tinh thần sáng tạo, khát vọng đổi mới được nuôi dưỡng trong mỗi con người. 

Ngoài phần Mở đầu và Kết thúc, trưng bày gồm 5 chủ đề: Đổi mới hay là chết; Cơ hội; Vận động- hội nhập; Tăng trưởng và Sức mạnh. Những hình ảnh, hiện vật thân quen, gần gũi của một thời kỳ khó quên sẽ xuất hiện tại triển lãm này. Đó là chiếc nồi áp suất Liên Xô, những chậu nhôm, phích nước, bếp điện lò xo, quạt con cóc…, chắc chắn sẽ khơi gợi ký ức thân thương đối với nhiều người.

Trao đổi với Tạp chí GTVT, tiến sĩ Graeme Were, giảng viên cao cấp Khoa Sau đại học, ĐH Queensland, Úc người đã đồng hành cùng nhóm thực hiện trưng bày trong suốt thời gian qua chia sẻ “ Cái khó khi thực hiện trưng bày này là cho đến nay quá trình đổi mới ở Việt Nam đã được 30 năm, đây là khoảng thời gian khá là dài. Ở Việt Nam đó là thời kỳ chuyển từ bao cấp sang thời kỳ đổi mới, đây là sự thay đổi rất lớn. Và hơn hết là để tái hiện được câu chuyện đổi mới trong suốt 30 năm trong một không gian như vậy là rất khó. Do vậy chúng tôi chỉ có thể tận dụng không gian này để thể hiện được tinh thần đổi mới".

Ở lần trưng bày này, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng tạo ấn tượng với người xem bằng phương pháp tiếp cận nhân học, giới thiệu các giọng nói, tiếng nói của người dân thông qua các câu chuyện và hiện vật về thời kỳ Đổi mới. Đặc biệt, trưng bày sẽ dành riêng một. Các thiết bị media cũng được chuẩn bị với nhiều nội dung phong phú, bổ sung thông tin toàn diện hơn cho nội dung trưng bày như: Một số hình ảnh thành tựu Việt Nam 30 năm đổi mới trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội, ngoại giao...; ảnh tư liệu Hà Nội- TP Hồ Chí Minh những năm đầu đổi mới; Người dân nói về Đổi mới; Đổi mới - Những con số... cùng các clip phỏng vấn các chuyên gia, người dân. Bên cạnh đó, phim tư liệu “30 năm đổi mới - Hành trình thắng lợi” về các đồng chí Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt cũng sẽ được trình chiếu trong trưng bày. “Đổi mới – Hành trình của những ước mơ” dự kiến mở cửa đến cuối năm 2016.

Trưng bày “Đổi mới - Hành trình của những ước mơ” là một trong những nỗ lực của Bảo tàng LSQG sau 5 năm sáp nhập Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Cách mạng. Với một chặng đường đã đi qua và những thành tích đạt được, 5 năm qua, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã được đón nhận nhiều danh hiệu và phần thưởng cao quý từ các cấp, các ngành. Kỷ niệm 5 năm ngày sáp nhập, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lại vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Đảng, Nhà nước trao tặng. 

DSC_2294Mỗi một hiện vật là một câu chuyện khác nhau của người dân về công cuộc đổi mới.

DSC_2323Với chủ đề "Đổi mới hay là chết", trưng bày tập trung giới thiệu lý do, bối cảnh xã hội, yêu cầu bức thiết phải đổi mới những năm đầu thập kỷ 80.

DSC_2332Tranh cổ động "Đẩy mạnh 3 chương trình kinh tế lớn"

DSC_2339Các loại tem phiếu, sổ gạo, phiếu mua phụ tùng xe đạp...

DSC_2342

DSC_2345

DSC_2354Bộ đồng phục của anh Phạm Văn Khả, công nhân thuộc Công ty xây lắp điện II, dùng trong quá trình xây dựng đường dây 500KV Bắc Nam và mặc trong khi chỉ huy anh em công nhân lắp cột điện 500KV tại Lễ khởi công 4/1992

DSC_2358Nhật ký công trình đường dây 500KV Bắc Nam, cung đoạn Vinh - Đà Nẵng năm 1992-1993 của kỹ sư Lê An Khánh- caá bộ giám sát thuộc Công ty Điện lực 1 miền Bắc, Bộ Năng lượng. 

DSC_2336Quạt Lidico, sản phẩm của Xí nghiệp Liên hợp điện cơ Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1990

DSC_2328Nồi cơm điện Huwai của Xí nghiệp Cơ khí Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh được tặng Huy chương Vàng năm 1990 

DSC_2333Đài Sony, hàng nội địa Nhật Bản, nhập khẩu qua cảng Hải Phòng. Gia đình ông Nguyễn Đức Nhàn, Bắc Ninh đã mua năm 1995.

DSC_2312"Con trai tôi học ở Liên Xô đã gửi chiếc bếp này về từ năm 1988. Lúc đó, có được chiếc bếp này là quý lắm, nên tôi đã giữ gìn nó rất cẩn thận", bà Thái Nguyệt Làn (Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội), chủ chiếc bàn là cho biết.

DSC_2326Máy khâu Cokima, sản phẩm đầu tiên của Hợp tác xã Cơ khi máy may đạt Huy chương Vàng năm 1987

DSC_2303Chiếc xe máy DD đỏ của gia đình ông Nguyễn Trọng Chi, Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội, đã dùng từ năm 1992. 

DSC_2316Chiếc bàn là của gia đình ông Nguyễn Khắc Toán, Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội. "Đây là chiếc bàn là hoa dâu do con trai tôi đi lao động xuất khẩu ở Liên Xô gửi về năm 1991, khi đó nguồn điện ở Hà Nội tương đối ổn định, chiếc bàn là này thực sự hữu dụng với cuộc sống của gia đình tôi", ông Toán chia sẻ.

DSC_2300

DSC_2322

DSC_2305Không gian cho công chúng có thể bày tỏ, chia sẻ những ký ức về thời kỳ Đổi mới

Ý kiến của bạn

Bình luận