Đại diện các cơ quan ký kết chương trình hợp tác |
Chương trình này được xây dựng nhằm cải thiện tình trạng lạm dụng đồ uống có cồn của người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ tại Việt Nam với sự phối hợp tích cực của các cơ quan Chính phủ, các tổ chức xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp đồ uống có cồn; góp phần đảm bảo tính hiệu quả, tính bền vững và hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa của Chính phủ trong công tác bảo đảm trật tự ATGT.
Theo đó, chuỗi hoạt động của chương trình bao gồm đào tạo nâng cao hiệu quả công tác thực thi các quy định của pháp luật liên quan đến nồng độ cồn và nâng cao nhận thức “Đã uống rượu, bia – Không lái xe” đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ; nâng cao nhận thức về uống có trách nhiệm tại cộng đồng; nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cho học sinh, sinh viên về tác hại của sử dụng đồ uống có cồn khi chưa đủ tuổi và hậu quả của việc lái xe sau khi uống rượu, bia; chia sẻ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc lạm dụng rượu bia đến hành vi điều khiển mô tô, xe máy; nâng cao chất lượng kiểm soát xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với xe vận tải thương mại.
Theo Tiến sỹ Khuất Việt Hùng - Phó chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia, thời gian vừa qua, dư luận xã hội liên tục lên án gay gắt về hành vi lái xe vi phạm nồng độ cồn gây tai nạn giao thông. Ông Hùng cho biết từ khi từ khi các đơn vị trong chương trình này bắt dầu hợp tác, APISAW và VARD thể hiện rõ trách nhiệm và phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện những giải pháp kéo giảm nồng độ cồn; hỗ trợ, tập huấn cán bộ chiến sỹ cảnh sát giao thông địa phương về tuần tra kiểm soát nồng độ cồn; phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam vận động giới đàn ông đã uống rượu bia không lái xe.
“Một khảo sát nạn nhân vi phạm nồng đồ cồn gây tai nạn giao thông mới đây cho thấy có 42% đối tượng gây tai nạn trả lời uống xong thấy tỉnh táo và tự tin điều khiển xe, trong khi có 30% đối tượng gây tai nạn vì chạy xe khi say xỉn hoàn toàn”, ông Khuất Việt Hùng nói.
Tại buổi lễ, ông Jonathan Chew, Phó Giám đốc Đối ngoại, Bền vững và Trách nhiệm xã hội, thay mặt Lãnh đạo APIWSA chia sẻ “Chúng tôi đã và đang phối hợp cùng các tổ chức quốc tế và các cơ quan trong nước như Học viện Cảnh sát Nhân dân, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia thực hiện các chương trình về phòng chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn tại Việt Nam. Năm nay cũng là năm thứ 3 tiếp nối của Chương trình hợp tác giữa Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, APIWSA và VARD được công bố ngày hôm nay. Trong năm 2020, chúng tôi sẽ chia sẻ đánh giá hiệu quả tác động của chương trình hợp tác 3 năm này. Chúng tôi cam kết hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực sáng tạo và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, giáo dục thay đổi hành vi, thực thi nghiêm ngặt các quy định pháp luật và xây dựng khung pháp lý toàn diện, góp phần đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cộng đồng, giảm thiểu tác hại của những hành vi lạm dụng đồ uống có cồn.”
Cũng như ông Jonathan Chew, đại diện cho Diễn đàn Uống có Trách nhiệm Việt Nam, ông Paul Auriol, đồng Chủ tịch VARD cũng đã chia sẻ những nỗ lực của diễn đàn đã thực hiện để thúc đẩy nâng cao văn hóa uống có trách nhiệm. “Những chương trình của chúng tôi chú trọng về việc giáo dục và nâng cao nhận thức về văn hóa uống có trách nhiệm và giảm thiểu tình trạng lạm dụng đồ uống có cồn, uống rượu, bia khi chưa đủ tuổi, uống rượu bia khi lái xe, đồng thời đẩy mạnh thực hiện các quy tắc ngành trong hoạt động thương mại và tiếp thị của các doanh nghiệp. Chúng tôi cũng triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ các mục tiêu của Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 của Chính phủ và các văn bản liên quan khác”.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.