Lạm dụng đèn khẩn cấp khi qua ngã tư bị xử phạt như thế nào?

Hỏi đáp 05/01/2019 07:41

Sử dụng đèn khẩn cấp để đi thẳng qua ngã tư khi không có đèn giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật giao thông.


 

den-khan-cap_aqbr

Hiện nay, nhiều người khi tham gia giao thông lạm dụng tình trạng sử dụng đèn khẩn cấp khi đi qua ngã ba, ngã tư nhưng không biết được mục đích của đèn khẩn cấp được quy định trong trường hợp nào.

Theo như ý nghĩa của nó, nút nhấn đèn khẩn cấp luôn được bố trí ở nơi dễ quan sát, kích thước lớn trên bảng tap-lô của ô tô, để tài xế không khó khăn trong việc sử dụng. Do đó, loại đèn này chỉ nên sử dụng trong những trường hợp sau, đây cũng là khuyến cáo của nhà sản.

Thứ nhất, xe gặp sự cố phải đỗ trên đường. Trên đường cao tốc, quốc lộ nếu xe gặp sự cố bất ngờ, không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định, bắt buộc phải đỗ lại bên đường, tài xế cần bật đèn khẩn cấp để xe khác chú ý và chủ động tránh xe mình để không xảy ra va chạm. Bên cạnh đó, một cách để kêu gọi sự giúp đỡ của những người đi đường.

Tuy nhiên, trong những tình huống đỗ khác không phải do lỗi của xe cũng nên bật đèn nhưng là đèn xi-nhan phải.

Thứ hai, xe di chuyển trong tình trạng nguy hiểm. Nếu tình huống chưa thể tấp vào lề dừng đỗ, tài xế nên bật đèn cảnh báo khẩn cấp để thông báo cho xe sau biết rằng "xe tôi đang hư hỏng" để biết cách xử lý.

Thứ ba, thời tiết quá tồi tệ. Nếu trong hoàn cảnh trời mưa, sương mù bình thường thì chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn chiếu gần là đủ. Khi đó tránh bật đèn khẩn cấp vì xe sau sẽ không thể nhận ra khi nào xe đi trước rẽ, chuyển làn. Đồng thời đèn khẩn cấp cũng có thể làm nhòe đèn phanh.

Nhưng khi thời tiết quá xấu, sương mù dày, tầm nhìn xuống chỉ còn vài mét, mưa quá lớn đến mức cần gạt nước kính lái trở nên vô nghĩa, lúc này nên bật đèn khẩn cấp để thu hút sự chú ý của xe phía sau, nhắc nhở giữ khoảng cách an toàn. Tuy vậy, phương án tốt nhất trong trường hợp mưa lớn là dừng lại ven đường, bật đèn khẩn cấp, chờ cho tới khi thuận lợi sẽ tiếp tục di chuyển.

Theo một số người tham gia giao thông cho rằng: “Đèn khẩn cấp chỉ được bật khi gặp tình huống dừng khẩn cấp, đề nghị nghiêm cấm bật, dùng đèn khẩn cấp với mục đích đi thẳng khi qua nút giao. Bật đèn khẩn cấp khi đi thẳng tại các nút giao thông đường bộ chỉ là cách đi xe theo thói quen truyền miệng không đúng luật, bật đèn chỉ thêm gây rối đối với những người tham gia giao thông khác”.

Trường hợp, sử dụng đèn khẩn cấp không đúng có thể bị xử phạt vi phạm giao thông theo quy định tại Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP.

Cụ thể, người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng đèn để chuyển hướng sai quy định sẽ bị phạt tiền từ 300 đến 400 ngàn đồng.

Ý kiến của bạn

Bình luận