Liên ngành đường thủy “chung tay” đảm bảo ATGT trên sông Đà

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
Giao thông 24h 28/06/2019 15:11

Trong quá trình tổng kiểm tra, rà soát, lực lượng liên ngành đã đưa ra các biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải trong việc đăng kiểm, đăng ký phương tiện đường thủy nội địa (ĐTNĐ)...

 

2
Phương tiện thủy du lịch trên lòng hồ sông Đà

Bám sát thực tiễn hoạt động giao thông thủy

Vừa qua, liên ngành 3 Cục: Đường thủy nội địa Việt Nam, Cảnh sát giao thông và Đăng kiểm Việt Nam đã triển khai kế hoạch phối hợp cao điểm kiểm tra lễ hội và bảo đảm TTATGT đường thủy trên hồ Hòa Bình và tuyến sông Đà đoạn từ km33 đến km58. Sau hơn một tháng triển khai, Kế hoạch phối hợp liên ngành cao điểm được triển khai thực hiện một cách quyết liệt, huy động được sức mạnh tổng hợp của các đơn vị, địa phương, trong đó gắn trách nhiệm của các ngành, các cấp, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành và chính quyền địa phương. 

Đợt cao điểm thể hiện quyết tâm của lãnh đạo 3 cục, của Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch, các lực lượng tham gia, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, nhân dân và người tham gia giao thông trên ĐTNĐ.

Trong thời gian thực hiện kế hoạch, tình hình TTATGT và trật tự xã hội tuyến sông Đà và hồ Hòa Bình được đảm bảo thông suốt, an toàn. Các phương tiện vận tải hành khách ra vào cảng, bến cũng được chấn chỉnh, thực hiện theo đúng quy định trước khi rời bến. Các hành vi khai thác cát dưới lòng sông trái phép trên địa bàn được phát hiện và xử lý kịp thời. 

Công tác tuyên truyền được thực hiện sâu, rộng, cụ thể, thiết thực với nhiều hình thức thông qua giải thích, hướng dẫn chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng, tác động mạnh vào nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các chủ phương tiện, chủ cảng bến. 

Trên thực tế, nhiều chủ phương tiện chủ động kiến nghị với đoàn kiểm tra bố trí đơn vị thiết kế, đơn vị đăng kiểm phương tiện hướng dẫn trực tiếp việc thiết kế hoán cải và nội dung cần sửa chữa phương tiện để đáp ứng điều kiện được đăng kiểm, đăng ký phương tiện vốn là “bài toán nan giải” bấy lâu nay tại khu vực này. 

Cần sớm tháo gỡ những bất cập

CV 2

Thông qua đợt cao điểm, lực lượng liên ngành đã đưa ra các biện pháp, giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải trong việc đăng kiểm, đăng ký phương tiện. Cùng với đó, lực lượng lên ngành ghi nhận thực trạng về phương tiện, cảng, bến thủy nội địa hoạt động trên tuyến sông Đà, hồ Hòa Bình, vi phạm các quy định của pháp luật về giao thông ĐTNĐ và những bất cập, tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về cơ sở sửa chữa, đóng mới, phương tiện, thuyền viên, người lái, cảng, bến thủy nội địa theo quy định của Luật Giao thông ĐTNĐ, từ đó làm cơ sở kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền.

Trao đổi với Tạp chí GTVT, ông Lê Đức Cường - Phó Giám đốc Cảng vụ ĐTNĐ Khu vực II, Phó Trưởng ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chia sẻ, trên cơ sở công tác kiểm tra thực tế và kiến nghị của chủ phương tiện, của địa phương, liên ngành 3 cục đề xuất, kiến nghị một số nội dung cụ thể.

Theo đó, liên ngành 3 cục đã đề nghị Bộ GTVT chỉ đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật đối với phương tiện hoạt động tại các khu vực ít ảnh hưởng của sóng gió; sửa đổi, bổ sung quy chuẩn đối với neo tàu, két dầu dự trữ cho hợp lý với thực tế khu vực hồ Hòa Bình.

Bộ Công an cần chỉ đạo lực lượng phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tăng cường tuần tra, kiểm soát, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm TTATGT, trật tự xã hội trên ĐTNĐ; chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra xử lý các hành vi khai thác cát trái phép trên ĐTNĐ.

Mặt khác, Ban Chỉ đạo kế hoạch đề nghị Ban ATGT tỉnh Hòa Bình tăng cường công tác tuyên truyền công tác bảo đảm TTATGT đường thủy trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là hoạt động vận tải hành khách trên hồ Hòa Bình. Cùng với đó, Ban ATGT tỉnh cần thành lập các tổ tự quản về công tác bảo đảm TTATGT trong hoạt động vận tải hành khách bằng ĐTNĐ trên hồ Hòa Bình; chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị chức năng và các địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về TTATGT; chỉ đạo các đơn vị liên ngành cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch liên ngành và báo cáo liên ngành 3 cục theo quy định.

Ban Chỉ đạo kế hoạch cũng yêu cầu các chủ cảng, bến thủy nội địa không tiếp nhận phương tiện không đảm bảo an toàn vào hoạt động tại cảng, bến thủy nội địa; sắp xếp hàng vào cảng, bến, lên, xuống phương tiện trật tự, an toàn; bổ sung các trụ neo tại cảng, bến cho phù hợp với mực nước để neo, buộc phương tiện...

Sau một tháng triển khai, lực lượng liên ngành đã tổng kiểm tra và lập biên bản kiểm tra 288 trường hợp; lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 66 trường hợp phương tiện vận tải hành khách, khai thác cát, sỏi và cảng bến thủy nội địa vi phạm pháp luật về giao thông ĐTNĐ. 

Lực lượng đã xử phạt hành chính gần 227 triệu đồng; lập biên bản vi phạm khai thác cát trái phép trên tuyến sông Đà hai lần đối với 02 tàu cuốc, 3 tàu chở hàng với khối lượng 250m3 cát, 50m3 sỏi. Lực lượng liên ngành đã bàn giao phương tiện và người vi phạm cho Công an tỉnh Hòa Bình thụ lý và xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật. 

Trong đó, thực hiện kiểm tra 02 cảng thủy nội địa (cảng Bích Hạ, cảng Ba Cấp); 28 bến thủy nội địa (24 bến hàng hóa, 3 bến hành khách); 3 bến khách ngang sông; 01 khu vực Động Thác Bờ; 01 khu vực Đền Chúa Thác Bờ; 3 cơ sở đóng mới, sửa chữa phương tiện thủy nội địa; 250 phương tiện (01 tàu cuốc, 01 tàu chở hàng với khối lượng 100 khối cát đoàn lập biên bản bắt quả tang về hành vi khai thác cát trái phép trên tuyến sông Đà, bàn giao về Công an tỉnh Hòa Bình xử lý theo quy định của pháp luật; 10 phương tiện vận tải hàng hóa; 233 phương tiện vận tải hành khách; 5 mô tô nước).

.

Ý kiến của bạn

Bình luận