Tăng năng lực kết nối
Mục tiêu của dự án đáp ứng năng lực vận tải lớn, tốc độ cao và an toàn; kết nối các trung tâm kinh tế - xã hội từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh, qua 20 tỉnh, thành phố; kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển nhằm phát triển kinh tế - xã hội những khu vực có ĐSTĐC chạy qua nói riêng và cả đất nước nói chung, phù hợp với nguồn lực của đất nước, định hướng quy hoạch phát triển hạ tầng, trong đó có hạ tầng GTVT. Dự án góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao năng lực hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường bộ cao tốc, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu.
Công nghệ nào thì vẫn phải đảm bảo không bị lạc hậu và hiệu quả kinh tế
Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hiện tại trên thế giới có 3 loại hình công nghệ ĐSTĐC, đó là: ĐSTĐC chạy trên ray, ĐSTĐC chạy trên đệm từ và ĐSTĐC chạy trên đệm từ có áp lực khí đẩy từ một phía.
ĐSTĐC chạy trên ray với nguyên lý cơ bản như đường sắt truyền thống nhưng được phát triển với công nghệ, kỹ thuật chính xác, tinh vi hơn. Theo thống kê của Hiệp hội Đường sắt quốc tế (UIC), tính đến thời điểm tháng 12/2017 có 16 quốc gia sở hữu ĐSTĐC, trong đó có một số nước hình thành sớm và có nền công nghiệp ĐSTĐC phát triển là Nhật Bản, Pháp, Đức... phát triển loại hình công nghệ này.
Đối với loại hình ĐSTĐC chạy trên đệm từ: Tàu đệm từ là một loại hình vận tải hoạt động trên nguyên lý đoàn tàu sẽ được nâng lên, dẫn lái và di chuyển bởi lực từ hoặc lực điện từ. Phương pháp này có thể nhanh và tiện nghi hơn các loại phương tiện công cộng sử dụng bánh xe, do giảm ma sát và loại bỏ các cấu trúc cơ khí. Tàu đệm từ có thể đạt đến tốc độ ngang với máy bay sử dụng động cơ cánh quạt hay phản lực. Tàu đệm từ có khả năng di chuyển với vận tốc rất cao, tiêu tốn ít năng lượng và có thể gây ra ít tiếng ồn. Các hệ thống đã được đề nghị có thể hoạt động với vận tốc lên đến 650 km/h, nhanh hơn nhiều lần so với tàu hỏa truyền thống. Tốc độ rất cao của tàu đệm từ làm chúng có thể cạnh tranh với các hãng hàng không trên cự ly vận chuyển dài. Có ba yếu tố kỹ thuật quan trọng đối với tàu đệm từ: Làm cho tàu “nổi” lên, đẩy cho tàu chạy, dẫn hướng giữ cho tàu chạy ổn định, an toàn.
ĐSTĐC chạy trên đệm từ có áp lực khí đẩy từ một phía (Hyperloop): Hyperloop là hệ thống giao thông tốc độ cao, sử dụng các đường ống hút chân không, giúp phương tiện di chuyển bên trong đạt tốc độ lên tới hơn 1.200 km/h do không còn lực cản không khí.
Trong các loại hình trên, ĐSTĐC chạy trực tiếp trên ray đã được xây dựng từ năm 1964 tại Nhật Bản và hiện vẫn còn đang được ứng dụng tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là sự tăng trưởng chóng mặt tại Trung Quốc trong 10 năm gần đây. Loại hình này đã được kiểm nghiệm đảm bảo mức độ an toàn và chi phí đầu tư thấp. Loại hình tàu đệm từ có tốc độ khai thác nhanh nhưng chi phí đầu tư quá cao nên khả năng ứng dụng rộng rãi còn bị hạn chế.
Còn với Hyperloop, đây là loại hình đang được nghiên cứu và sẽ được xây dựng thực tế trong thời gian tới đây. Loại hình này có tốc độ đặc biệt nhanh, thậm chí hơn cả máy bay. Tuy nhiên, vấn đề là còn cần rất nhiều thời gian cho xây dựng thực tế và kiểm chứng mới có thể ứng dụng rộng rãi. Do vậy, loại hình ĐSTĐC chạy trực tiếp trên ray là phù hợp để xây dựng trên trục Bắc - Nam. Trong dự án này cũng chỉ nghiên cứu về loại hình ĐSTĐC chạy trực tiếp trên ray.
Theo khảo sát, thống kê cho thấy độ an toàn, tin cậy phần lớn do các thiết bị thông tin tín hiệu và phương tiện chi phối. Do đó, cần lựa chọn các loại thiết bị vận hành tốt nhất để đảm bảo an toàn trong khai thác.
Trên nguyên tắc lựa chọn công nghệ đảm bảo tính đồng bộ, tiếp cận các công nghệ tiên tiến; thuận lợi cho việc tiếp nhận, chuyển giao sau này, tư vấn kiến nghị lựa chọn công nghệ ĐSTĐC cho Việt Nam như sau: Công nghệ động lực đoàn tàu sử dụng động lực phân tán EMU; công nghệ tín hiệu điều khiển sử dụng công nghệ tín hiệu điều khiển qua sóng vô tuyến, đóng đường sử dụng phân khu di động
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.