Tác giả: TS. NGUYỄN CẢNH TUẤN
NGUYỄN QUỐC GIA BẢO
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh
Cấu tạo dầm thép liên hợp BTCT với mặt cắt tạo hình bằng phương pháp chấn |
Nghiên cứu cũng đưa ra giải pháp tăng cường sức kháng mất ổn định của dầm thép bằng cách bố trí hệ giằng trong. Kết quả cho thấy, khi bố trí thêm hệ giằng bên trong, sức kháng mất ổn định do uốn và xoắn ngang của dầm thép tăng lên rất đáng kể. Việc bố trí hệ giằng trong có thể sẽ giúp tối ưu thiết kế và giảm bớt các hệ giằng ngang giữa các dầm.
Kết cấu dầm thép liên hợp BTCT đang được sử dụng rất phổ biến trong công trình cầu với nhiều dạng dầm thép được ứng dụng. Một số dạng dầm hộp đã được nghiên cứu và phát triển trong đó có dầm thép có tiết diện hộp được định hình bằng phương pháp chấn nguội. Taly và Gangarao [1] đã làm các nghiên cứu tiên phong trong việc phát triển dầm thép hộp dạng chữ T được tạo hình nguội. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy dầm thép dạng máng này hiệu quả cho khẩu độ nhịp từ 12 - 30 m với chiều dài dầm tối ưu là 20 m.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu và ứng dụng các dạng dầm thép liên hợp cho giao thông nông thôn còn rất hạn chế. Một số nghiên cứu sơ khởi về dầm thép liên hợp cho giao thông nông thôn cũng đã được thực hiện. Tuy nhiên, các sản phẩm dầm thép có tính năng phù hợp với điều kiện Việt Nam cũng chưa được thực hiện đáng kể như các dạng cầu thi công nhanh, chi phí thấp, dễ thi công... Việc thiếu những nghiên cứu sâu dẫn đến những hạn chế trong việc ứng dụng loại kết cấu này như chưa có dầm định hình, chưa làm chủ được qui trình gia công chế tác và kiểm soát tính ổn định của kết cấu.
Mời độc giả xem nội dung đầy đủ bài khoa học tại đây
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.