ảnh minh họa |
Trong tình hình địa chính trị hiện nay, với mối căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên ngày càng gia tăng, khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân hiện diện khắp mọi nơi. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đưa ra những tuyên bố đầy tính khoa trương với lãnh tụ Kim Jong-un của Triều Tiên..
Nhưng hiểu biết của chúng ta về những gì xảy ra sau một cuộc trao đổi hạt nhân đã tăng lên rất nhiều theo thời gian. Các nghiên cứu ban đầu sử dụng những mô hình đơn giản cho thấy kết quả rất thảm khốc – đó là khí hậu của toàn hành tinh sẽ lạnh lẽo và khắc nghiệt kéo dài - được gọi là mùa đông hạt nhân. "Mùa đông hạt nhân" là một giả thuyết mà các nhà khoa học Mỹ đưa ra vào thập kỷ 80 của thế kỷ XX. Các nhà nghiên cứu cho rằng, sau chiến tranh hạt nhân, thời tiết và khí hậu Trái đất sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nhưng các tính toán tiếp theo sử dụng mô hình tiên tiến hơn trong những năm 1980 cho thấy hậu quả có thể không xấu như dự đoán trước đó – nghĩa là không đến mức "mùa đông hạt nhân", mà sẽ là "mùa thu hạt nhân".
Tuy nhiên, vào năm 2008, một bài báo trong tờ Physics Today đã xem xét về tác động của mùa đông hạt nhân, bài báo gợi ý rằng dự đoán ban đầu này thực ra chính xác hơn. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu quả quyết rằng ngay cả một cuộc chiến tranh hạt nhân khu vực cũng đủ để châm ngòi cho một thời đại thất bại mùa màng rộng khắp, đói nghèo và những hệ quả sinh thái rộng hơn trong nhiều năm.
"Đó vẫn là một mối đe dọa, mặc dù chiến tranh hạt nhân siêu mạnh – một sự trao đổi của hàng ngàn vũ khí hạt nhân – có thể không thể xảy ra", Paul Edwards, học giả nghiên cứu cấp cao của Đại học Stanford, chuyên tập trung vào các hiệu ứng của mùa đông hạt nhân, nói. "Những kịch bản này chỉ cần một số lượng vũ khí hạt nhân nhỏ cũng đủ nguy hiểm cho môi trường, và cho con người".
Người ta có thể sống sót qua tác động trước mắt của vụ nổ hạt nhân. Nhưng điều gì xảy ra với hậu quả của cuộc tấn công, bao gồm mọi thứ từ bức xạ dư thừa đến thiếu hụt thực phẩm, cũng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Nhà nghiên cứu Edwards nói: "Tôi vẫn rất lo lắng về khả năng của một cuộc tấn công cố ý, có thể là một cuộc tấn công dự phòng do Mỹ thực hiện, hoặc có thể là cuộc tấn công đe dọa của Triều Tiên". Ông nhấn mạnh về một cuộc chiến tranh hạt nhân "cố ý", có thể xảy ra do những kích động leo thang giữa hai bên, và gây ra hậu quả toàn cầu khi kích hoạt một mùa đông hạt nhân.
Một số công ty đang chuẩn bị cho một khả năng xảy ra cuộc tấn công hạt nhân. Rising S Company đã đưa ra thị trường dạng hầm trú ẩn dùng cho ngày tận thế, có thể cung cấp nơi trú ẩn nếu điều tồi tệ nhất xảy ra. Những kiến trúc này được đặt sâu dưới lòng đất, ít nhất là 1,2 mét, và kết nối với nhà cửa, tài sản sở hữu qua một lối vào ngầm.
Công ty tuyên bố ngành kinh doanh của họ bùng nổ sau khi Tổng thống Trump đắc cử. Năm 2017, Rising S đã lắp đặt khoảng 230 hầm trú ẩn như thế, mang về 12 triệu USD doanh thu.
Những hầm trú ẩn như này được thiết kế bảo vệ người cư trú khỏi những thảm họa, từ động đất đến nổ hạt nhân. Hầm rất kín gió và có hệ thống cấp ô xy – nhưng theo trang Futurism, loại hình hầm bảo vệ này có đủ sức an toàn hay không trước hậu quả của chiến tranh hạt nhân vẫn chưa thể nói trước.
"Nếu bạn không ở gần tâm chấn, hầm có thể bảo vệ bạn một thời gian, và nếu đó chỉ là một quả bom, hậu quả khói, cháy nổ sau đó sẽ không quá khủng khiếp", Edwards nói. "Nhưng nếu đó là một thảm họa to hơn, hậu quả sẽ kéo dài hơn và một chiếc hầm trú ẩn cũng khó có thể bảo vệ bạn được".
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.