Theo các số liệu từ Economist Intelligent Unit, trong vong 5 năm tới, trung bình 1 công nhân tại Mỹ được trả cao gấp 58 lần so với đồng nghiệp của mình tại Indonesia. Đây là một tín hiệu vui mừng đối với sự bình đẳng kinh tế thế giới nếu so sánh mới mức khác biệt 76 lần tại thời điểm hiện tại
Lương sản xuất theo giờ tại Mỹ cũng sẽ tăng khoảng 12 %, đạt mức 48.82 USD vào năm 2019. Đối với Indonesia và các nước khu vực Đông Nam Á, mức phần trăm tăng trưởng sẽ ở mức cao hơn rất nhiều, có thể đạt tới 48%. Mức lương sản xuất tại Indonesia sẽ rơi vào khoảng 74 cent, còn thấp so với Trung Quốc ( 4,79 USD), Việt Nam (3,16 USD) và Philippines (3,15 USD).
Hiện tại, Indonesia đang đặt mục tiêu cải thiện sự tín nhiệm của các tập đoàn đối với khả năng sản xuất của nước này, trong bối cảnh cạnh tranh tăng từ các quốc gia láng giềng. Hiện nay, các tập đoàn đang có xu hướng tìm kiếm các địa điểm mới như Việt Nam, Philippines nhằm thay thế thi trường Trung Quốc đang có dấu hiệu tăng giá
Chính quyền Indonesia hiện đang phải đối mặt với áp lực gia tăng mức lương cơ bản. Hàng ngàn công nhân đã xuống đường biểu tình tại Jakarta vào cuối tháng 12/2014 nhằm yêu cầu gia tăng lương sau khi tổng thống Joko Widodo đưa ra quyết định tăng giá xăng dầu.
Đối với các tập đoàn sản xuất, việc dân số trẻ chiếm một phần lớn trong biểu đồ dân số tại các nước Việt Nam, Indonesia, Philippines là một yếu tố vô cùng hấp dẫn.
“Chi phí sản xuất đối với nhân lực tại Trung Quốc hiện đang gia tăng nhanh chóng, vượt qua cả Ấn Độ và nhiều nước Đông Nam Á. Theo các chuyên gia phân tích cho biết, mức tăng trưởng lương có thể sẽ bị làm chậm lại do lưc lượng lao động gia tăng với tốc độ cao”.
Hà Vũ (theo Bl.berg)
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.