Mỹ có nên ‘tiêm vắc xin” chống xả súng như Australia?

Tác giả: cafebiz

saosaosaosaosao
Xã hội 06/10/2017 09:31

Chính phủ Mỹ dường như không thể làm gì để ngăn chặn tình trạng xả súng đang diễn ra gần như hàng ngày ở Mỹ.

xasungLas_vegasinfonetvna
Nhiều người vẫn chưa hết bàng hoàng sau vụ xả súng kinh hoàng tại Las Vegas hôm 1/10.

 Trong khi đó, ở Australia, một loại “vắc xin” chống xả súng đã được sử dụng và rất có hiệu quả. Tháng 4/1996, chỉ 6 ngày sau vụ xả súng hàng loạt giết chết 35 người tại khu di tích lịch sử Port Arthur của Tasmania, Chính phủ Australia đã thông qua Hiệp ước Vũ khí Quốc gia, cấm mọi người dân tiếp cận súng trường bán tự động và súng nạp đạn kiểu bơm.

Trước đó, chỉ trong 18 năm, từ 1979 đến 4/1996, Australia đã phải hứng chịu tới 13 vụ xả súng hàng loạt khiến 104 người thiệt mạng (tính các vụ có từ 5 nạn nhân trở lên). Tuy nhiên, kể từ khi Hiệp ước Vũ khí Quốc gia được áp dụng đến nay (hơn 21 năm), Australia không còn phải hứng chịu một vụ xả súng hàng loạt nào nữa.

Không chỉ vậy, số người tử vong do súng cũng giảm mạnh. Từ năm 1979 đến năm 1996, tỷ lệ người chết vì súng trung bình hàng năm là 3,6/100.000 người, trong khi từ năm 1997 đến năm 2013, tỷ lệ đó chỉ còn 1,2/100.000 người.

Australia và Mỹ có nhiều điểm chung về văn hóa. Người Australia cũng có quyền sở hữu súng nhưng không lỏng lẻo như ở Mỹ. Các cải cách về quyền sở hữu súng của Australia đều nhằm giảm khả năng xảy ra các vụ xả súng hàng loạt và họ đã rất thành công.

Những con số trên chứng minh rằng, Australia đã trở nên an toàn hơn nhiều so với trước khi Hiệp ước Vũ khí Quốc gia được áp dụng. Theo Fortune, số người chết vì súng vẫn sẽ cao hay các vụ xả súng hàng loạt sẽ vẫn tiếp tục xảy ra nếu nước Mỹ không có cải cách thiết thực về quyền sở hữu súng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi kẻ đã gây ra vụ thảm sát ở Las Vegas là “quỷ dữ”. Tuy nhiên, theo Fortune, nếu “quỷ dữ” không thể dễ dàng lấy các loại vũ khí nguy hiểm thì vụ xả súng ở Las Vegas đã không thể xảy ra hoặc nếu có nhưng không thể khủng khiếp được đến như vậy.

Giống như nhiều kẻ giết người khác ở Las Vegas, trước khi gây ra vụ thảm sát, Stephen Paddock không có tiền án bạo lực hay có tiền sử bị bệnh tâm thần và là một người dân tuân thủ pháp luật. Các biện pháp tiên đoán một người sẽ có hành vi bạo lực hay không đều vô dụng.

Một nghiên cứu năm 2013 ở 27 quốc gia phát triển cho thấy, số súng trên đầu người tỷ lệ thuận với số người chết liên quan đến súng. Kết quả đó bác bỏ nhận định rằng, công dân được quyền sở hữu súng sẽ khiến quốc gia an toàn hơn.

Ý kiến của bạn

Bình luận