“Các phi công vốn đã phải trải qua nhiều cuộc kiểm tra y tế nghiêm ngặt nhưng những thảm kịch hàng không xảy ra trong thời gian gần đây khiến chúng tôi thấy mình cần nhìn nhận khác về các quy chuẩn đánh giá phi công” – Hãng này cho biết.
FAA cho biết dự án kiểm tra tâm lý định kỳ của của họ sẽ cho kết quả trong vòng 6 tháng tới. Thông qua kết quả của cuộc điều tra, FAA sẽ thay đổi các quy định về quá trình đào tạo phi công, kiểm tra y tế và thiết kế máy bay .
Hiện tại, các phi làm việc ở Mỹ công phải trải qua các cuộc kiểm tra y tế dưới sự giám sát nghiêm ngặt của FAA 6 – 12 tháng/lần, tùy theo độ tuổi.
Từ đầu năm 2014 cho đến nay, đã xảy ra 2 tai nạn máy bay nghiêm trọng bị nghi ngờ có liên quan tới tâm lý của các phi công.
Ngày 8-3-2014, chuyến bay MH 370 thuộc hãng hàng không Malaysia cất cánh từ sân bay Kuala Lumpur (Malaysia) đến Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đột ngột biến mất mà không để lại bất kì dấu vết nào. Mặc cho những nỗ lực tìm kiếm của các đội cứu hộ quốc tế, số phận 239 hành khách và phi hành đoàn vẫn chìm sâu vào vùng bí ẩn. Tuy vậy, không ít chuyên gia cho rằng đây là một vụ mất tích có chủ đích, vì mọi di chuyển của MH370 gần như đã được tính toán từ trước như đường đi của máy bay, việc chủ động ngắt liên lạc, né tránh các vệ tinh theo dõi…
Mới đây, vào cuối tháng 3/2015, chuyến bay 4U9525 của hãng hàng không Germanwings đã lao thẳng xuống khu vực gần núi Alps tại Pháp khiến toàn bộ 150 người có mặt trên chuyến bay thiệt mạng. Nguyên nhân gây ra tai nạn sau đó được xác định là do cơ phó Andreas Lubitz đã cố tình khóa cơ trưởng ngoài buồng lái và điều khiển chiếc máy bay lao thẳng xuống ngọn núi. Các điều tra cho thấy cơ phó Lubitz mắc bệnh trầm cảm, tuy nhiên Germanwings và công ty mẹ Lufthansa vẫn cho phép Lubitz lái máy bay.
Phương Vũ (TH)
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.