Nâng cao nhận thức về luật giao thông cho đồng bào miền núi

Hoạt động Ban ATGT 23/03/2015 15:03

Đó là vấn đề đặt ra tại buổi Tọa đàm về công tác bảo đảm trật tự ATGT khu vực miền núi phía Bắc do Ủy ban ATGT Quốc gia tổ chức tại Yên Bái ngày 22/3.


s

Buổi tọa đàm nhấn mạnh tới giải pháp nâng cao nhận thức về Luật Giao thông của bà con vùng cao

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, với sự vào cuộc của các tổ chức xã hội, giao thông nông thôn, đặc biệt là giao thông vùng sâu, vùng xa đã được cải thiện. Tuy nhiên, trên thực tế, giao thông ở vùng miền núi có đặc thù địa hình phức tạp, chia cắt bởi nhiều sông, suối, đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, nhiều tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã chỉ đi được mùa khô. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thường xuyên có gió lốc, mưa đá, lũ quét, sạt lở. Nhiều đèo dốc quanh có, uốn khúc, bên vách núi, bên vực sâu, mặt đường hẹo, nơi dựng đứng, nơi sâu hun hút. TNGT vì thế gia tăng trong thời gian qua.

“Theo đánh giá của các ngành chức năng, số vụ TNGT xảy ra trên các tuyến đường giao thông nông thôn đang xếp thứ hai, sau số tai nạn trên các tuyến quốc lộ. Tỷ lệ tai nạn trên đường liên xã, liên huyện, tỉnh lộ chiếm hơn 29%, đường làng, thôn, đường xóm chiếm 19%”.

Ông Nguyễn Sỹ Hải Sơn, đại diện Vụ Tuyên truyền – Ủy ban dân tộc cho biết, bên cạnh yếu tố giao thông khó khăn, vấn đề đáng lo ngại là nhận thức về Luật giao thông của đồng bào dân tộc thiểu số còn rất hạn chế. Nhiều phong tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại, lễ hội kéo dài, người uống rượu say vẫn điều khiển phương tiện xe máy, cho nên hiện nay TNGT ở vùng dân tộc, miền núi xảy ra cao hơn rất nhiều so với mặt bằng chung.

Làm sao để công tác tuyên truyền tới được bà con, thực chất đi vào thôn, bản, phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Ban ATGT của các tỉnh trong năm 2014 đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về ATGT như phát tờ rơi, xây dựng băng rôn, khẩu hiểu, tổ chức hàng tram đội thanh niên tình nguyện về thôn, bản tuyên truyền về Luật GTATGT.

Đại diện Ban ATGT Phú Thọ khẳng định, tuyên truyền tốt sẽ là “vũ khí” quan trọng để triệt tiêu dần tình hình TNGT đang là Quốc nạn nhức nhối hiện nay.

s

Muốn thảy đổi nhận thức, trước hết phải khai thác triệt để nét văn hóa của đồng bào dân tộc.

Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, “Vai trò của Ban ATGT địa phương rất quan trọng. Muốn thay đổi nhận thức, trước hết phải khai thác triệt để nét văn hóa của đồng bào dân tộc ở vùng đó, ví dụ đưa phim ảnh đến chiếu, biểu diễn sân khấu ở vùng đồng bào dân tộc. Thấy hấp dẫn, gần gũi với văn hóa, đời sống, người dân ở xa vài chục cây số cũng đến xem”, Thứ trưởng Thọ đề nghị Ban ATGT địa phương tham mưu cho tỉnh dùng biện pháp kiểm soát vấn đề tốc độ giao thông, lái xe trong tình trạng có rượu bia, chở quá tải hàng hóa, người trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ qua vùng nông thôn. Bên cạnh đó tăng cường hệ thống biển báo, hạ tầng ATGT ở vùng nông thôn, xây dựng và quản lý bằng quy ước, hương ước trong từng thôn, bản.

Mối lo truyền thông “trống”, hướng tới đối tượng bà con ở bản làng, không chỉ là nhiệm vụ phải “khỏa lấp” của mỗi Ban ATGT địa phương. Trách nhiệm ấy thuộc từng đơn vị, từng đối tượng tuyên truyền, từng hành động thiết thực. Vùng cao khó đi, nhưng không thể không đến. Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.

s

Cần tập trung tuyên truyền hai hành vi đối với đồng bào vùng sâu, vùng xa.

Để công tác tuyên truyền được tập trung và có hiệu quả rõ ràng đối với người dân vùng cao, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: Mục tiêu tuyên truyền về ATGT với đồng bào vùng sâu vùng xa,cần tập trung vào hai hành vi chính, đó là đã uống rượu là không lái xe, đi xe máy là phải đội mũ bảo hiểm. Mọi nguồn lực phải tập trung tuyên truyền 2 hành vi đặc biệt quan trọng này.

V.T Vũ

Ý kiến của bạn

Bình luận