Nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất: Vì sao phải chờ thêm 3 năm?

Giao thông 24h 13/08/2019 15:33

Ông Lại Xuân Thanh - chủ tịch hội đồng quản trị ACV, đơn vị đang được giao khai thác Tân Sơn Nhất - cho biết yêu cầu nâng cấp công suất Tân Sơn Nhất là cấp thiết từ nhiều năm nay nhưng triển khai chậm.

 

xuan-thanh-1565658941951866283425
Ông Lại Xuân Thanh

Công suất thiết kế của Tân Sơn Nhất là 28 triệu khách/năm nhưng năm 2018 phục vụ hơn 38 triệu hành khách.

* Nếu việc đầu tư nhà ga T3 tiếp tục chậm thì Tân Sơn Nhất sẽ bị "đóng băng" công suất, thưa ông?

- Sân bay Tân Sơn Nhất chỉ phục vụ được 260.000 - 270.000 lượt cất hạ cánh/năm. Trong khi năm 2019 dự báo lên khoảng 250.000 lượt cất hạ cánh. Nếu công suất Tân Sơn Nhất được nâng lên 50 triệu khách/năm theo quy hoạch thì mỗi năm sẽ lên tới 300.000 - 330.000 lượt cất hạ cánh (trung bình mỗi chuyến bay có 150 - 155 hành khách).

Do đó, nếu không kịp mở rộng, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ đóng băng khả năng khai thác ở con số 270.000 lượt cất hạ cánh/năm (tương đương 41 triệu khách/năm). Điểm đóng băng của công suất khai thác Tân Sơn Nhất phụ thuộc vào khu bay và nhà ga.

Nếu không làm kịp thì công suất chỉ dừng lại ở 41 triệu khách/năm. Chúng ta tính toán nhu cầu thị trường hết năm 2019 xấp xỉ 41 triệu khách. Như vậy từ 2020 đến 2022 không thể tăng thêm được tần suất, lưu lượng khai thác tại Tân Sơn Nhất.

* Tại sao ACV lại được giao lập báo cáo tiền khả thi dự án nhà ga T3 trong khi chưa rõ ai sẽ là chủ đầu tư dự án. Nếu Chính phủ giao nhà đầu tư khác thực hiện có làm nhanh hơn ACV không?

- Về mặt lý, điều 64 của Luật hàng không giao cho ACV là doanh nghiệp khai thác cảng hàng không lập kế hoạch đầu tư phát triển, nâng cấp mở rộng các sân bay trong đó có Tân Sơn Nhất.

Do đó ACV có trách nhiệm lập dự án mở rộng Tân Sơn Nhất và nhà ga T3. Nếu giao nhà đầu tư khác thực hiện dự án nhà ga T3 mà ACV đã lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì quy trình sẽ phải làm lại từ đầu để đấu thầu chọn nhà đầu tư nhà ga T3. Thủ tục sẽ kéo dài rất nhiều.

* ACV dự kiến hoàn thành nhà ga T3 trong vòng 37 tháng (khoảng 3 năm) kể từ khi chủ trương đầu tư được Thủ tướng phê duyệt. Tiến độ này có được cam kết?

- Để triển khai đầu tư đồng bộ tất cả hệ thống nhà ga, khu bay phải mất khoảng 3 năm.

Lý do là quy mô và khối lượng công việc trên còn lớn hơn rất nhiều cảng hàng không xây mới như Vân Đồn công suất 2,5 triệu khách/năm hay cảng hàng không Đà Nẵng công suất 10 triệu hành khách/năm, Cam Ranh công suất khoảng 6,5 triệu hành khách/năm.

Nếu giao ACV làm nhà ga T3 thì về mặt thực hiện dự án ACV có năng lực không kém bất cứ nhà đầu tư nào trong xây dựng cảng hàng không do có kinh nghiệm thực hiện nhiều dự án tương tự.

Ý kiến của bạn

Bình luận