Tạo ra năng lượng gần như đã trở thành mục tiêu chính của các nhà khoa học vũ trụ trước khi bắt đầu tìm kiếm nguồn nước trên hành tinh đỏ. |
Theo trang Mirror, các lò phản ứng hạt nhân cao gần 2 mét được phát triển trong ba năm qua thuộc dự án Kilopower của NASA. Tính tới tháng 9/2017, NASA sẽ vận hành thử nghiệm các lò phản ứng hạt nhân này để đánh giá tính thực tiễn. Nếu hiệu suất thiết kế vượt mức quy định, NASA sẽ tiến hành lắp đặt thử nghiệm trên Sao Hỏa trong tương lai không xa.
Bộ Năng lượng Mỹ và Trung tâm nghiên cứu Glenn của NASA hiện là hai cơ quan chính tham gia dự án Kilopower trị giá hơn 14 triệu USD này.
Theo báo cáo của NASA đưa ra vào năm 2008, cuộc viễn chinh của con người cần tới 40KW điện. Trong đó, mỗi lò phản ứng sẽ tạo ra năng lượng khoảng 10KW do đó chỉ cần 4 lò đã có thể đủ cung cấp năng lượng cho khoảng 8 phi hành gia.
Điện năng tạo ra sẽ phục vụ cho việc sản xuất nhiên liệu, tạo không khí, nước, đồng thời nạp pin cho các robot thám hiểm bề mặt cùng nhiều thiết bị khoa học khác.
Các lò phản ứng hạt nhân hoạt động bằng cách phân rã các nguyên tử uranium để tạo ra nhiệt lượng và chuyển đổi thành điện năng. Các lò phản ứng hạt nhân có lợi thế hơn cả so với pin Mặt Trời, bởi lẽ, Sao Hỏa chỉ nhận được 1/3 lượng ánh sáng Mặt Trời thực tế chiếu xuống Trái Đất.
Hồi những năm 1960, NASA từng thử nghiệm lò phản ứng hạt nhân trong chương trình SNAP, sử dụng máy phát nhiệt điện từ đồng vị phóng xạ.
Theo Lee Mason, người chịu trách nhiệm phát triển công nghệ lưu trữ năng lượng tại Trung tâm nghiên cứu Glenn thuộc NASA, khẳng định: "Đây sẽ là lần đầu tiên con người vận hành một lò phản ứng phân hạch sử dụng ngoài không gian kể từ sau chương trình SNAP hồi năm 1960".
Việc tạo ra các lò phản ứng hạt nhân trên Sao Hỏa sẽ là một trong những tiền đề quan trọng để hình thành sự sống của con người tại đây.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.