Theo trang tin công nghệ VentureBeat, nói cụ thể hơn thì số vụ tấn công mạng của CHDCND Triều Tiên trong tháng 2 đã tăng gấp đôi so với tháng 1 của năm 2015.
Các hacker CHDCND Triều Tiên tìm cách tấn công vào hệ thống kiểm soát xe lửa và mạng máy tính của các cơ quan tài chính Hàn Quốc nhưng đã không thành công.
Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc cũng cáo buộc CHDCND Triều Tiên đã cố tình tấn công vào điện thoại thông minh của 300 cán bộ ngoại giao, an ninh, quân đội, và thâm nhập thành công vào 40 điện thoại trong đó.
Truyền thông thường nhắc tới các vụ tấn công mạng xảy ra liên quan tới những nước như Mỹ, Nga, Trung Quốc. Tuy nhiên trên thực tế, những vụ tấn công mạng không chỉ giới hạn ở những nước này.
Các quốc gia cũng thường tiến hành các cuộc tấn công mạng chống lại nhau. Tần suất các cuộc này ngày càng tăng, và mức độ thù địch trong đó, tuy không phải là xung đột bạo lực, nhưng lại có nguy cơ diễn tiến thành một việc tồi tệ hơn - một cuộc chiến lớn.
Cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng nói về viễn cảnh của một "trận Trân Châu Cảng trên mạng".
Ông Leon và các nghị sĩ khác rất lo ngại về khả năng các hacker do chính phủ chống lưng có thể làm sập nhiều phần trong điện lưới của Mỹ, làm nổ tung các đường ống dẫn dầu, làm hư hỏng nguồn cung cấp nước, và thậm chí khiến các máy bay đụng nhau trên không bằng cách tấn công hệ thống kiểm soát không lưu.
Trong lúc chờ xem viễn cảnh đó liệu có xảy ra hay không thì vừa mới tháng trước, tập đoàn Yahoo thông báo họ đã bị các hacker tấn công khoảng 500 triệu dữ liệu người dùng năm 2014.
Hai tháng trước đó Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ cũng bị tấn công làm khiến hơn hơn 19.000 email bị rò rỉ và hơn 8.000 tài liệu đính kèm bị lấy mất.
Trong những vụ việc đó, các cơ quan tình báo Nga bị cáo buộc là lực lượng đứng sau. Còn trong vụ việc hồi tháng 7/2015, Văn phòng quản lý nhân sự Mỹ cũng là mục tiêu của một vụ công mạng khiến hàng triệu hồ sơ của nhân viên chính phủ liên bang bị tấn công. Thủ phạm bị cáo buộc là các cơ quan tình báo Trung Quốc.
Đầu năm nay các cơ quan của Mỹ đã bị hacker CHDCND Triều Tiên và Iran tấn công năm 2013 nhưng mãi tới đầu năm nay vụ việc mới được phanh phui.
Điều may mắn là những vụ tấn công gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng vẫn chưa xảy ra ở Mỹ. Trên thực tế, cho tới nay mức độ nghiêm trọng của các vụ tấn công mạng vẫn được xếp hạng ở mức trung bình là 1,65 trên thang bậc cao nhất là 5. Cấp độ 5 là cấp độ đe dọa tới cơ sở hạ tầng và sự ổn định của nước Mỹ cũng như sinh mệnh của người dân Mỹ.
Phản ứng của chính phủ Mỹ với các cuộc tấn công mạng cho thấy thực tiễn của vấn đề này. Đã hơn một năm trôi qua kể từ khi chính quyền ông Obama quyết định phải trả đũa Trung Quốc về vụ đánh cắp thông tin từ Văn phòng quản lý nhân sự.
Tuy nhiên cho tới nay vẫn chưa thấy chính phủ Mỹ rốt cuộc đã hành động thế nào, không có thông tin nào đề cập tới việc đó. Thực tế cho thấy, bất kể chính phủ Mỹ đã làm gì đi nữa thì hành động đó vẫn còn là khá nhỏ.
Ở một mặt trận khác, Mỹ cũng đã tham gia vào cuộc đua với Trung Quốc và Nga trong việc phát triển các loại vũ khí tấn công mạng có khả năng phá hủy cơ sở hạ tầng của các nước khác.
Theo ông Scott Borg, Giám đốc điều hành Tổ chức nghiên cứu không gian mạng của Mỹ, một nhà cố vấn về an ninh mạng cho chính phủ và doanh nghiệp Mỹ, cả ba quốc gia này đang xây dựng kho vũ khí gồm những loại virút, sâu, mã độc máy tính tinh vi nhất.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.