Thông tin trên do đại diện chính thức của cơ quan liên bang phụ trách về hợp tác kỹ thuật quân sự (FSMTC) cho biết khi trả lời phỏng vấn hãng thông tấn RIA Novosti bên lề khai mạc triển lãm quốc phòng Indo Defence 2016 hôm thứ Tư.
Động cơ AIP là thành quả mới nhất của tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga. Ưu điểm chính của loại động cơ này là tăng cường khả năng tàng hình của tàu ngầm, giúp nó có khả năng lặn ở dưới nước lâu hơn mà không cần sạc ắc quy.
"Nếu thắng gói thầu cung cấp tàu ngầm trang bị động cơ AIP, chúng tôi sẽ sẵn sàng cung cấp công nghệ hiện đại nhất này" - đại diện của FSMTC nói.
Vị này nhấn mạnh rằng, hiện tàu ngầm phi hạt nhân Amur-1650 (phiên bản xuất khẩu của đề án 677 lớp Lada) của Nga được trang bị động cơ AIP hiện đại nhất, không chỉ đủ khả năng cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài mà còn "vượt trội hơn ở một số điểm"
Các chuyên gia tin rằng đề xuất trên sẽ nhận được sự quan tâm từ phía Ấn Độ. New Delhi đã công bố gói thầu mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân trang bị động cơ AIP trong vài năm qua.
Trong gói thầu này, ngoài ứng viên Amur-1650 đến từ Nga còn có các mẫu tàu ngầm Scorpene (Pháp), U-214 (Đức) và S-80 (Tây ban Nha).
Tàu ngầm phi hạt nhân lớp Amur-1650 có chiều dài 66,8m, rộng 7,1m, lượng giãn nước khi nổi 1650 tấn. Tàu có tốc độ 19 hải lý/giờ khi lặn, độ sâu lặn tối đa 300m, dự trữ hành trình 45 ngày, thủy thủ đoàn 35 người. Trên tàu có 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.