Đóng tàu Hàn Quốc có nguy cơ mất tiền
Hàn Quốc và Trung Quốc là hai quốc gia sở hữu những công ty đóng tàu hàng đầu thế giới. Các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang phải đối diện với nguy cơ bị chủ sở hữu Nga chậm thanh toán vì Seoul đã ủng hộ các biện pháp trừng phạt Nga, cụ thể là cấm các ngân hàng lớn của Nga tham gia vào mạng lưới thanh toán quốc tế (SWIFT).
Các công ty đóng tàu cũng có nguy cơ không thể đảm bảo hợp đồng mới với các chủ sở hữu Nga trong khi phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt từ Trung Quốc. Trước đó, Hàn Quốc đã bị Nga liệt vào danh sách "các quốc gia không thân thiện". Theo quy định của Nga, các giao dịch kinh doanh của những công ty không thân thiện sẽ phải trải qua sự phê duyệt của chính phủ.
Theo Adam Kent, Giám đốc điều hành Tập đoàn Chiến lược Hàng hải Quốc tế, các đơn đặt hàng của Nga tại Hàn Quốc chủ yếu là tàu chở khí đốt hóa lỏng tự nhiên (LNG), trong đó Samsung Heavy Industries (SHI) chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trong số 3 đơn vị đóng tàu hàng đầu của Hàn Quốc thì SHI là đơn vị có lượng đơn đặt hàng tồn đọng từ Nga lớn nhất, tổng giá trị lên tới 5 tỷ USD. Hai đơn vị còn lại là Korea Shipbuilding & Offshore Engineering và Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering cũng có các hợp đồng với Nga bao gồm tàu sân bay và thiết bị vận chuyển LNG với giá trị ước tính khoảng 1,5 tỷ USD.
Với tình hình thanh toán chậm trễ, SHI nhiều khả năng sẽ trì hoãn việc đóng và giao tàu mới cho Nga. Đại diện một công ty đóng tàu của Hàn Quốc cho biết: “Thông thường, các công ty đóng tàu sẽ được thanh toán trước 20% giá trị hợp đồng khi ký kết, 60% còn lại sẽ được thanh toán sau khi giao tàu. Trung bình, để đóng một con tàu sân bay mất khoảng 5-6 năm.”
Chưa dừng lại ở đó, các công ty đóng tàu Hàn Quốc đang lơ ngại trước kịch bản phía Nga không thể thanh toán nếu các biện pháp trừng phạt nhắm vào quốc gia này tiếp tục được gia hạn. Nếu như vậy, các doanh nghiệp đóng tàu có lẽ phải nhắm đến các thị trường khác.
Các nước khác có được hưởng lợi?
Một câu hỏi đặt ra là liệu tình huống hiện tại của các công ty đóng tàu Hàn Quốc có là thời cơ cho các công ty đóng tàu nước khác? Trung Quốc hiện là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Hàn Quốc trong lĩnh vực đóng tàu. Các đơn vị đóng tàu nước này cũng có hợp đồng với các chủ tàu Nga nhưng lại không bị hạn chế bởi các lệnh trừng phạt, do Bắc Kinh không đứng về phía phương Tây chống lại Nga.
Hàn Quốc và Trung Quốc hiện đang cạnh tranh gay gắt cho ngôi vương trên bảng xếp hạng đóng tàu thế giới. Năm ngoái, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc về số lượng đơn đặt hàng đóng mới toàn cầu với 49% lượng đơn hàng so với 38% của đối thủ. Tuy nhiên, đến tháng 2, Hàn Quốc đã lấy lại vị thế khi thu hút tới 67% đơn hàng toàn cầu so với 26% của đối thủ.
Ông Kent cho biết: “Các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình khi cải thiện hiệu quả hoạt động của tàu và giảm lượng khí thải. Ngoài ra, họ cũng đã đóng được các tàu động cơ nhiên liệu kép chở LNG, methanol và ammoniac.
Tuy nhiên, hạn chế của Trung Quốc là chưa có khả năng đóng các tàu sân bay chở LNG chịu được băng giá. Do đó, vẫn chưa thể biết liệu Trung Quốc có thể tận dụng thời cơ này hay không.”
Mặc dù vậy, Trung Quốc hiện có một lợi thế mà hiếm quốc gia nào có được. Công ty phân tích thị trường Allied cho biết: “Vì đóng tàu là một ngành cần nhiều vốn nên sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ và ổn định chính trị là điều kiện tiên quyết để tồn tại trong ngành công nghiệp này. Về điều này thì Trung Quốc đang có lợi thế lớn nhất.”
Xung đột Nga – Ukraine tuy gây thiệt hại lớn đến Hàn Quốc nhưng lại không thiệt hại nhiều đến ngành công nghiệp đóng tàu toàn cầu, do lượng đơn hàng từ Nga chỉ chiếm 2,5% lượng đơn hàng toàn cầu. Ngược lại, các chuyên gia dự báo, các lệnh dừng nhập khẩu khí đốt bằng đường ống từ Nga đến châu Âu sẽ làm tăng nhu cầu đóng tàu chở LNG cũng như giá nhiên liệu trên toàn cầu, do các nước châu Âu sẽ tìm nguồn cung khác.
Công ty phân tích thị trường Allied cho biết: “Cuộc chiến Nga –Ukraine đã buộc Đức, quốc gia trước đây nhập khẩu một lượng lớn LNG từ Nga, phải suy nghĩ lại về việc nhập khẩu khí đốt và thay đổi chính sách nhập khẩu nhiên liệu của mình.
Tag:
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.