Ngành GTVT hướng về biển đảo

Tác giả: PV

saosaosaosaosao
28/06/2017 13:36

Trong đó xác định: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh; xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, làm cho đất nước giàu mạnh từ biển, bảo vệ môi trường biển”.

 

image001
Giao diện chuyên mục "Hướng về biển đảo quê hương" Trên Tạp chí GTVT điện tử

Có thể nói, không có ngành kinh tế kỹ thuật nào gắn bó với biển đảo như ngành GTVT, từ vận tải biển, bảo đảm an toàn hàng hải, thiết kế, sửa chữa, đóng mới phương tiện, tìm kiếm cứu nạn trên biển, xây dựng cầu cảng… đã trở thành công việc quen thuộc.

Trong nhiều năm qua, hàng ngàn cán bộ, kỹ sư, công nhân ngành GTVT đã bám trụ tại các đảo đèn, trạm hải đăng, tàu cứu hộ trên biển, các tuyến vận tải biển sát cánh cùng ngư dân, cảnh sát biển, bộ đội biên phòng… bám trụ trên biển.

Tham gia đóng mới tàu cho ngư dân theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, các đơn vị thành viên của Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã đóng 77 tàu, trong đó có 56 tàu cá vỏ thép và 21 tàu cá vỏ gỗ và đã bàn giao 70 tàu cho ngư dân. Bên cạnh đó, Đài Thông tin Duyên hải gồm 32 đài trạm, từ đài vệ tinh mặt đất đến các trạm VHF phát tự động, được lắp đặt trải dọc theo bờ biển từ Móng Cái đến Kiên Giang. Hệ thống được trang bị đầy đủ thiết bị đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc của các tàu cá và tàu viễn dương trong và ngoài nước, với đội ngũ khai thác viên có trình độ kiến thức về nghiệp vụ chuyên nghiệp, tổ chức thực hiện thống nhất theo các quy trình, tiêu chuẩn nghiệp vụ được cập nhật theo tài liệu quốc tế. Hệ thống này có thể đáp ứng tốt nhiệm vụ về thông tin cấp cứu khẩn cấp, an toàn, an ninh hàng hải, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt và là cầu nối thông tin liên lạc giữa tàu và bờ.

Để ứng cứu các sự cố trên biển, các trung tâm cứu nạn hàng hải luôn ứng trực sẵn sàng ra khơi khi có sự cố trên biển để ứng cứu kịp thời các trường hợp tai nạn. Mới đây ngày 27/5, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam sau khi nhận được thông tin đã cứu hộ thành công tàu Bình Dương 388 với 8 thuyền viên khi bị sự cố máy, hộp số không ăn khớp với trục láp tại vị trí 18-41.5’N - 107-30.8’E (cách Hòn La - Quảng Bình 70 hải lý về phía Đông Đông Bắc). Con tàu chở 950 tấn xi măng từ Phúc Sơn đi Kỳ Hà.

Vào  lúc 00h30 ngày 31/5, tàu SHINE ON có số hiệu C6AR6, quốc tịch Bahamas đang trên đường hành trình ngang vùng biển Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa cách bờ 30 hải lý, thông báo trên tàu có 01 thuyền viên, chức danh thủy thủ trưởng, người Philippines bị ngã, hiện tại khó thở, nôn mửa, tàu đang chạy về Nha Trang và đề nghị được hỗ trợ y tế và đón nạn nhân về bờ để cấp cứu khẩn cấp. Trung tâm đã kết nối liên lạc với tàu, tổ chức tư vấn y tế cho tàu và hướng dẫn tàu đổi hướng vào Nha Trang. Đến 3h5, trung tâm điều động ca-nô CN02-TSA đi cứu nạn. Đến 5h15 cùng ngày, ca-nô CN02-TSA đã đưa nạn nhân về Nha Trang, bàn giao cho các cơ quan chức năng...

Trong công tác tuyên truyền, báo chí ngành GTVT đã tích cực tuyên truyền, phản ánh và cập nhật những thông tin liên quan đến biển đảo quê hương. Tạp chí GTVT điện tử đã mở chuyên mục “Hướng về biển đảo quê hương”, cập nhật thường xuyên các hoạt động liên quan đến biển đảo nói chung, ngoài ra còn có nhiều bài viết liên quan đến lĩnh vực của ngành GTVT như tìm kiếm cứu nạn trên biển, giới thiệu kiến thức an toàn hàng hải, hướng dẫn cách đi biển an toàn cho ngư dân, công tác bảo đảm hàng hải…, đồng thời cập nhật thông tin về tình hình biển Đông liên quan đến chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.

Đối với Tạp chí in hàng tháng đều có các bài viết chuyên sâu về lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, tuyên truyền về phòng chống cướp biển, phòng chống va trôi trên biển, tuyên truyền về đời sống, công việc của công nhân đảm bảo hàng hải, đặc biệt tại các trạm hải đăng, đảo đèn, công tác đảm bảo an toàn, hướng dẫn cho tàu thuyền hoạt động an toàn trên biển. Bên cạnh đó, Tạp chí còn tuyên truyền về các quy ước, hiệp định quốc tế về hàng hải mà Việt Nam tham gia.

Tạp chí GTVT luôn xác định công tác tuyên truyền về biển đảo là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, liên tục, do đó từ đầu năm đến nay đã có trên 50 tác phẩm báo chí tuyên truyền về biển đảo được đăng tải trên cả 2 ấn phẩm tạp chí điện tử và tạp chí in. Từ nay đến hết năm 2017 và các giai đoạn tiếp theo, Tạp chí GTVT tiếp tục cập nhật thường xuyên các tin bài viết về biển đảo, trong đó tập trung nhiều vào lĩnh vực của ngành GTVT tham gia trong công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Ý kiến của bạn

Bình luận