Ngành hàng không cầu cứu chính phủ nhiều nước trước thiệt hại 250 tỷ USD

Giao thông 24h 26/03/2020 10:25

Các lãnh đạo hãng hàng không thế giới kêu gọi chính phủ nhiều nước tăng tốc các gói giải cứu ngành vận tải hàng không, hiện đang được dự đoán thiệt hại doanh thu từ khủng hoảng COVID-19 có thể lên tới 250 tỷ USD.

 

106368388-1580568658854gettyimages-1203243557.
Máy bay của hãng hàng không Delta Airline. Ảnh: Reuter

IATA nâng dự đoán thiệt hại hàng không 

Trong khi lệnh hạn chế đi lại đang khiến các hãng hàng không hạn chế khai thác hoặc dừng hoạt động, nhu cầu di chuyển nội địa và quốc tế suy giảm sự lo ngại của cộng đồng về coronavirus. Nhiều hãng hàng không đang trong tình trạng chảy máu tài chính, và chỉ còn trông đợi vào sự hỗ trợ của chính phủ để tồn tại.

“Ngành hàng không đang cần sự giúp đỡ cụ thể và cấp thiết” ông Alexandre de Juniac, tổng giám đốc Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), cho biết trong một cuộc họp báo gần đây liên quan đến đại dịch coronavirus

Các lãnh đạo của ngành công nghiệp hàng không cũng tỏ ra bi quan về khả năng các lệnh cấm bay sẽ còn kéo dài trong nhiều tháng. Ryanair, hãng hàng không lớn nhất châu Âu về số lượng hành khách di chuyển, cho biết hãng cũng không trông chờ vào khả năng được bay lại vào tháng 4 hoặc tháng 5 năm nay.

Nhiều hãng hàng không sẽ không sống sót sau một cú giáng mạnh như vậy vào tài chính. IATA cho biết nếu không có sự hỗ trợ của chính phủ, sẽ có tới một nửa số hãng hàng không phải đối mặt với khả năng phá sản trong vài tuần tới.”Nhiều công ty đang gặp khó khăn về khả năng thanh khoản trong khi nguồn doanh thu bị đóng băng và các khoản chi phí cố định vẫn phải được duy trì” ông de Juniac cho biết.

Cổ phiếu ngành hàng không đang gặp nhiều khó khăn do sự lo ngại về một cuộc suy thoái tài chính toàn cầu trong tương lai gần. Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích Robert Stallard thuộc công ty Vertical Research Partners, cho biết toàn bộ tác động của coronavirus đối với ngành hàng không có thể còn tồi tệ hơn các dự đoán hiện nay.

Trưởng ban kinh tế Brian Pearce của IATA cho biết các hãng hàng không châu Âu có nguy cơ đối mặt với nhiều khó khăn nhất, với sức khai thác đường bay của hãng hàng không trong khu vực dự báo sẽ giảm 90% trong quý hai năm 2020. Trong đó điển hình có hãng hàng không Norwegian Air - vốn đang mang các khoản nợ hoạt động lớn.

Hàng không “xếp hàng” chờ giải cứu.

IATA cũng dự đoán các gói cứu trợ từ các chính phủ cho ngành hàng không sẽ phải đạt mức 200 tỷ USD để phát huy tác dụng. Tuy nhiên, tổ chức này cũng đã nâng dự đoán thiệt hại hàng không từ 113 tỷ USD lên đến 250 tỷ USD, mức suy giảm lên tới tới 44%.

Các chuyên gia kinh tế và môi trường cũng đang phân tích về những điều khoản liên quan đến bảo vệ môi trường và cắt giảm xả thải con nên được đưa vào trong các gói cứu trợ. Trong bối cảnh các hãng hàng không đang “xếp hàng” chờ được giải cứu, các nỗ lực cắt giảm ảnh hưởng đến môi trường của ngành hàng không sẽ có thể bị mất đà.

IATA,tổ chức liên minh của khoảng 280 hãng hàng không với nhiều thương hiệu lớn trên thế giới, cho biết các dấu hiệu suy thoái lần này sẽ làm trì hoãn sự hồi phục của ngành hàng không - trái ngược với sự hồi phục thần tốc sau các cuộc khủng hoảng trước đấy. Trong 3 tháng đầu năm 2020, hàng chục ngàn người lao động đã mất việc. 

“Có quá nhiều hãng hàng không đang hoạt động trong tình trạng cân bằng vốn, thậm chí là thua lỗ. Sự mong manh tài chính của các hãng này khiến cho toàn bộ ngành hàng không nhạy cảm trước các biến động kinh tế lớn” ông Pearce cho biết.

IATA cũng cho biết các lệnh hạn chế bay không áp dụng với các máy bay sử dụng vào mục đích vận chuyển hàng hóa, nhấn mạnh sự quan trọng thiết yếu của các hoạt động chở hàng.“Nhu cầu sử dụng máy bay chở hàng vào vận chuyển thiết bị y tế đang gia tăng và vận chuyển hàng không đảm bảo cho sự vận hành toàn cầu”.

Ý kiến của bạn

Bình luận